vophubong.blogspot.com

Saturday, October 7, 2017

Wednesday, October 4, 2017

Rưọu hết tìm em - tận cuối trời…


Rưọu hết tìm em - tận cuối trời…                                                                         

QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU

{2}

Cuối trời xin hẹn gặp lại em,
Cho thắm bờ môi mắt hữu tình.
Cho ấm bờ vai ngày tái ngộ,
Cho nồng hương lữa kiếp ba sinh,


Mời em ! Ly nữa…thêm ly nữa !!!

Tình cũ trăm năm …chẳng dễ tìm .
Rượu hết bên nhau - chìm lối mộng,
Hoa đào một cánh vẫn nguyên trinh…
   

Duong Lam-vophubong


Wednesday, September 27, 2017

QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU



QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU
            
Em sắp say rồi !!! uống nữa thôi ?
- Cờ chưa tan cuộc vẫn còn chơi ...
Giang hồ gác mái – bên sông vắng,
Trăng nước thuyền khua- một trận cười .


 
Tình vẫn tràn - như dòng nước chảy,
Thơ còn đầy - tựa áng mây trôi.
Nửa đêm thức giấc hồn ngơ ngác,
Rưọu hết tìm em - tận cuối trời…
Duong Lam-vophubong 
 
 

Thursday, August 31, 2017

BLOG vophubong[voduonghonglam]: BLOG vophubong[voduonghonglam]: Cảm hoài Nguyên t...

BLOG vophubong[voduonghonglam]: BLOG vophubong[voduonghonglam]: Cảm hoài Nguyên t...: BLOG vophubong[voduonghonglam]: Cảm hoài Nguyên tác: Đặng Dung (鄧容 感懷世事悠悠奈老何... : Cảm hoài Nguyên tác: Đặng Dung (鄧容 ...

Monday, June 19, 2017

HOA VÔ ƯU NỞ RỘ MÙA NÀY

HOA VÔ ƯU  NỞ RỘ MÙA NÀY
 

… Đường quê nhân buổi vân du,
Ghé chùa xin hỏi thiền sư đâu là?..
“Sư đà hái thuốc phương xa,
Mây bay hạc lánh biết là về đâu?”[1]  

 
 
Lòng thành nương dựa chốn am mây,
Thanh thản hồn vương ngọn khói say.
Mắt dõi quê cha tràn mộng đẹp,
Môi lần  ý mẹ  vạn lời hay.
Sáng qua phố thị dòng sông chảy,
Chiều đến trăng ngàn cánh hạc bay.
Lắng đục khơi trong mùi thế tục,
Hoa Vô Ưu nở rộ mùa này…
 
Dương Lam [voduonghonglam]
 

[1]  …“Sư đà hái thuốc  phương xa, Mây bay hạc lánh biết là về đâu ?[Nguyễn Du.]
 




Sunday, June 11, 2017

Cảm hoài

Nguyên tác:
Đặng Dung (鄧容
感懷
世事悠悠奈老何
無窮天地入酣歌
時來屠釣成功易
運去英 雄飲恨多
致主有懷扶地軸
洗兵無路挽天河
國讎未報頭先白
幾度龍泉戴月磨  
  

Phiên âm Hán-Việt:
Cảm hoài
Thế sự du du nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.    
 
Dịch nghĩa:
Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca.Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công,Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.Giúp chúa, những mong xoay trục đất lại,Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống.Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.
 
  Bản dịch của Tản Đà
 
Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi.
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
 
 Bản dịch của Phan Kế Bính
 
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.  


-------------------------
  Bản dịch của Dương Lam [Tú lang thang]

Mang mang thế sự - tuổi già thôi ...
Đất gởi  trời xanh ...chén ngậm ngùi
Vận đến tiểu nhân mừng đắc chí
Thời đi quân tử hận buồn trôi..
Phò vua tay muốn xoay thành quách
Giúp nước vai mong vác cổng trời
Đầu bạc quốc thù còn chửa trả
Gươm mài mắy độ bóng trăng soi...?
 

Saturday, June 3, 2017

Thăng Long (II) Nguyên tác: Nguyễn Du

Thăng Long (II)
Nguyên tác: Nguyễn Du
昇龍其 (二)
阮攸 (北行雜錄)

 

古時明月照新城  
  Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành 
  猶是昇龍舊帝京 
  Do thị Thăng Long cựu đế kinh
  衢巷四開迷舊跡  
  Cù hạng tứ khai mê cựu tích  
管弦一變雜新聲 
  Quản huyền nhất biến tạp tân thanh  
千年富貴供爭奪 
  Thiên niên phú quí cung tranh đoạt 
  早歲親朋平死生 
  Tảo tuế thân bằng bán tử sinh 
  世事浮沉休嘆息  
  Thế sự phù trầm hưu thán tức 
  自家頭白亦星星  
  Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh.


Dịch Nghĩa
 
Mảnh trăng ngày trước soi xuống ngôi thành mới (thàng Thăng Long vừa được xây lại năm 1805).
Đây vẫn là Thăng Long, đế kinh của các triều vua xưa.
Đường xá dọc ngang, xóa mất dấu vết cũ.
Tiếng đàn sáo cũng đổi khác, lẫn nhiều âm thanh mới.
Nghìn năm phú quý vẫn làm mồi cho sự tranh đoạt.
Bạn bè lúc nhỏ, kẻ còn người mất.
Thôi, đừng than thở cho cảnh đời chìm nổi.
Mái tóc ta đây cũng bạc rồi.

 
THĂNG LONG II
Nguyễn Du (Bắc Hành Tạp Lục)  

 
Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành
  Do thị Thăng Long cựu đế kinh
   Cù hạng tứ khai mê cựu tích 
  Quản huyền nhất biến tạp tân thanh 
  Thiên niên phú quí cung tranh đoạt  
Tảo tuế thân bằng bán tử sinh
   Thế sự phù trầm hưu thán tức  
Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh.
-

 

 Bản dịch của Quách Tấn -

THĂNG LONG (II) 


  Thành mới trăng xưa bóng tỏ mờ
  Thăng Long nghìn trước chốn kinh đô
  Dấu xưa khuất lấp đường xe ngựa
  Ðiệu mới xô bồ nhịp trúc tơ 
  Danh lợi mồi ngon đua cướp giựt 
 Bạn bằng lớp trước sống lơ thơ  
Nổi chìm thế sự đừng than nữa 
  Mái tóc mình đây cũng bạc phơ 

 
- Bản dịch của Trần Nhất Lang -

THĂNG LONG (II)


  Thành nay nằm giãi dưới trăng mơ
  Trăng của Thăng Long nhớ cố đô
  Đường phố ngổn ngang quên lối cũ
  Sáo đàn xa lạ khác âm xưa 
  Thân bằng ngày trước bao người sống 
  Phú quí hôm nay lắm kẻ chờ
  Hưng phế cõi đời khuôn tạo hóa 
  Thân già mái tóc trắng như tơ.

THĂNG LONG (II)
 Bài dịch của Dương Lam 

 
Thăng Long thành mới - đế kinh xưa 
   Soi ánh trăng đêm bóng tỏ mờ ? 
  Phố cũ ngỗn ngang lòng khách lạ 
  Đàn nay dồn dập rối cung tơ ?
   Ngàn năm phú quí người tranh đoạt 
  Một kiếp phù sinh bạn nỗi trôi 
  Thế sự thăng trầm đừng nói nữa!!! 
  Tóc ta sẽ bạc trắng ngay giờ ...!!!..

 Dương Lam [vophubong]


Saturday, May 13, 2017

VU LAN NHỚ MẸ


VU LAN NHỚ MẸ



Chiều nao mây trắng lượn từng không,

Ghi giữa tim con một đoá hồng,

Thương mẹ sương chiều qua hốc núi,

Thân cò nắng sớm lội bờ sông.

Gió lùa thao thức bên song cửa,

Lụt lội âu lo giữa cánh đồng,

Mẹ để đời con bao nỗi nhớ,

Ngàn Đời Ơn Mẹ Khắc Ghi Công.

Dương Lam[vophubong] 

Friday, April 14, 2017

BÊN DÒNG SÔNG CỬU...NƯỚC XANH TƯƠI




BÊN DÒNG SÔNG CỬU...NƯỚC XANH TƯƠI

Trời đông một sáng tưng bừng dậy ,
Dân Việt hò reo giữa biển khơi.
Hải đảo đất liền hoa thắm nở,
Rừng xanh núi thẳm lá xinh tươi.


Cha xây bờ cõi ngàn hoa gấm,
Mẹ viết muôn trang sử tuyệt vời.
Em hẹn anh về cùng hội ngộ,
Bên dòng sông Cửu nước xanh tươi...
Dương Lam [vophubong]

Monday, April 10, 2017

Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu [1789 ]

Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu [1789 ]

Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu [1789 ]

Đón Xuân nầy,nhớ Xuân xưa....Đọc lịch sử ngày nay,nhớ lịch sử ngày xưa...Chúng ta cùng nhau đọc:
BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU [1789 ]


Như mơ ngày Tết xuân năm ấy

Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông.

Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu,

Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long.

Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt,

Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng.

Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc,

KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG...

Duonglam[vophubong]
=================
Chu thich:
 
Chiến thắng XUÂN KỶ DẬU (1789)

Bài chi tiết: Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, Trận Hà Hồi, Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa, và Trận Thăng Long

Thần tốc bắc tiến

Trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.

Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.

Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.[Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người. Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân...

Monday, January 23, 2017

NĂM DẬU NÓI CHUYỆN GÀ

NĂM DẬU NÓI CHUYỆN GÀ

 
Con Gà cục tác lá chanh
Con Lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con Chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
 
   Bốn câu thơ bình dân trên đã mô tả đúng cách nấu ăn của dân tộc ta tại thôn quê miền Bắc.  Con Gà được nhắc đến trước tiên có lẽ vì thịt Gà là một trong những món ăn quen thuộc , vừa ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng.Người dân Giao Chỉ chúng ta sành ăn đã biết biến chế ra nhiều món nào là: Gà rô ti, gà xào xã ớt, gà xối mỡ, gà ram mặn, gà nướng ngũ vị hương, gà nấu mắm, gà hấp muối, gà cà ri, cành gà chiên bơ, gà tiềm thuốc bắc … và còn nhiều kiểu nấu khác …
    

   Vào cuối thập niên 1950, tại Sàigòn có cuộc bút chiến giữa hai tờ nhật báo về vụ Gà Mỹ và Gà Ta. Vào thời điểm này, có phong trào nuôi gà Mỹ do bộ Canh Nông khuyến khích và hướng dẫn.  Gà được nuôi trong chuồng bằng lưới kẽm và cho ăn loại thực phẩm trộn sẵn.  Những độc giả tham gia cuộc chiến, và đã chia ra làm hai nhóm và với hai quan điểm khác nhau:

   Nhóm gà Mỹ: Cho rằng nuôi theo kiểu Hoa Kỳ khoa học hơn, sản xuất mau chóng, gà ít bị mắc bệnh, ăn hợp vệ sinh hơn.
   Nhóm gà Ta: Chủ trương nuôi gà theo phương pháp tự nhiên, thả chạy rong ngoài vườn để gà tự do bươi đất tìm thức ăn như côn trùng, giun dế..do đó thịt cứng và thơm ngon.
   Cuộc bút chiến càng ngày càng sôi nổi, có người còn ví von gà Mỹ như cô gái thị thành, trắng trẻo, mềm mại, trông hấp dẫn nhưng da thịt nhão, ăn mau chán.
   Ngược lại gà rẫy được ví như cô gái quê miệt vườn, tuy trông quê mùa nhưng da thịt cứng cáp, hương vị đậm đà, ngát thơm hương cốm.
   Trong lúc trận bút chiến đang hồi gay cấn, ông Kỹ Sư canh nông đặc trách chương trình chăn nuôi liền viết một bài lên tiếng trên mặt báo:  Cho rằng nuôi gà theo kiểu Mỹ lợi tức cao, thịt gà tinh khiết hợp tiêu chuẩn vệ sinh. Riêng ông, vì nặng lòng với quốc gia dân tộc, cá nhân ông vẫn thích ăn gà ta! Thế là cả hai phe lâm chiến đều vui vẻ, đồng ý hoà hợp dân tộc, sống chung hoà bình.
   Con gà rất gần gũi với giới bình dân Việt Nam. Vào dịp tết Nguyên Đán, người ta thường treo lên vách bức tranh gà sặc sở cho có vẽ mùa Xuân.
     Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
     Om xòm trên vách bức tranh gà.
   (Tú Xương)
   Trong đêm khuya thanh vắng tiếng gà gáy là đồng hồ báo thức bác nông dân để sửa soạn ra đồng, hoặc báo cho chú Tiểu trong chùa pha trà, nện chuông cúng Phật:
    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.

Hoặc:
    Canh gà điểm nguyệt, tiếng chày nện sương.

   Trên đường ra chợ lúc còn tinh sương, các cô gánh hàng cũng nghe văng vẳng tiếng gà bên tai:
    Sớm mai gà gáy ó o
    Chưa ra tới chợ­, đã lo ăn hàng.

   Thậm chí, cách trang điểm của đàn bà Việt Nam cũng liên hệ đến con gà.  Kiểu bới đầu có thả vòng  và chừa một chỏm tóc phía sau ót gọi là "bới tóc đuôi gà". Nơi nhãn hiệu xà bông Cô Ba của hãng Trương Văn Bền thời tiền chiến, có hình kiểu bới tóc này.  Cục bưu chính Đông Dương trước kia cũng đãphát hành một loại tem có hình cô Ba, với búi tóc đuôi gà.

   Chàng thanh niên chất phác, vì quá yêu cô thôn nữ, có thể đón đường cô gái để tỏ tình một cách táo bạo:
    Chị kia bới tóc đuôi gà
    Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?
    ...Nhà tôi ở dưới đám dâu
    Ở bên đám dậu, đầu cầu ngó qua...

   Gà sống quanh quần sau hè, gần gủi với loài người, nên dễ nhận xét điệu bộ, diện mạo của gà.  Do đó, mọi việc hay dở đều lôi con gà ra đề ví von:
   Người có bộ mặt ngơ ngác gọi là “gà mở cửa mã”
   Người xơ xác gọi là “gà kẹt giỏ”
   Người tiều tuỵ gọi là “gà mắc nước”
   Kẻ ngất ngư gọi là “gà nuốt giây thun”
   Kẻ khù khờ gọi là “gà trống thiến”
   Kẻ nhát gan gọi là “gà phải cáo”
   Kẻ nhầm lẫn gọi là “trông gà hoá quốc”
   Kẻ bất tài gọi là “gà què ăn quẩn cối xay”
   Kẻ phản bội gọi là “gà nhà bôi mặt đá nhau”
Trước cảnh huynh đệ tương tàn, người ta hay khuyên bảo:
   Khôn ngoan đối đáp người ngoài
   Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

 Sau cùng, các người đàn bà đanh đá được tặng cho hỗn danh:
    Nữ kê tác quái, gà mái đá gà cồ.

   Gà thuộc loại hạ đẳng, chỉ dùng làm thực phẩm bình dân hàng ngày, không thể thết đãi hàng thượng khách.  Trong buổi tiệc lịch sử tại Bắc Kinh do Chủ tịch Mao Trạch Đông khoản đãi Tổng thống Nixon năm 1972, gồm hai mươi mốt món, nhưng không có món thịt Gà.  Quả thật người Trung Hoa rất tế nhị trong vấn đề ăn uống.
   Ở nước ta, Cụ nguyễn Đình Chiểu cũng rất gần sành nghi thức đãi tiệc.  Trong bài thơ Ông Quán, cụ Đồ đã chào hàng một cách thật hấp dẫn:
    Quán rằng thịt cá ê hề
    Khô lân chả phụng bộn bề thiếu đâu
    Kìa là thuốc lá ướp ngâu
    Trà ve tuyết điểm, rượu bầu cúc hương
    Để khi đãi khách giàu sang
    Đãi người danh vọng, đãi trang anh hùng.

Như vậy, trong thực đơn của cụ Đồ Chiểu cũng không có món thịt gà.

   Trong văn chương cũng như ngôn ngữ hằng ngày, con gà dù được nhân cách hoá cũng chỉ nói đến những người thường bình dân, còn những bậc chính nhân quân tử thì được ví như những con Phượng hoàng trên cao mà thôi:
    Phượng hoàng đậu nhánh cheo leo
    Sa cơ thất thế phải theo đàn gà
    Bao giờ mưa thuận gió hoà
    Thay lông đổi cánh lại ra Phượng hoàng.

   Vậy mọi người trong chúng ta có ai đã thấy được Phượng hoàng chưa?

   Xin chúc tất cả quý độc giả một năm Ất Dậu đầy hỷ sự.
   Cảm ơn Anh Trần Hội đã giúp em có những tài liệu này.

Nguyễn Phước Mộng Thiên
 
http://vanghe.blogspot.com/2016/12/nam-dau-noi-chuyen-ga.html