vophubong.blogspot.com

Wednesday, June 26, 2013

GIỞN TUYẾT RƠI

TỰ KỶ




Đã mấy năm qua hụt hẫng đời
Thăng bằng cố giữ, mạng rong chơi
Vần thơ tìm ý quên sầu ám
Câu chữ qua ngày đổi khổ vơi
Lạm tiếng thày trò mươi tử de
Giao tình thi hữu bốn phương trời
Thời gian thuốc đắng chờ quên lãng
Canh cánh vàng thu lá lại rơi.



Cao Linh Tử



GIỞN TUYẾT RƠI [họa]


Quẩy gánh thơ đi giữa chợ đời,

Lãng quên ngày tháng cứ rong chơi

Rựợu nồng một hủ ...thôi say khướt,

Thơ thẩn dăm vần ...há dễ vơi...

Canh bạc trần ai - thương dậu đổ

Ván cờ nhân thế - giận mây trời

Đầu thu nhắp chén hoàng hoa tửu

Mà ngở mình say giởn tuyết rơi...

voduonghonglam

Saturday, June 22, 2013

BEN DONG SAC KHONG [tiep theo]


Đêm nằm lắng giọt vô ưu ,
Tay nghiêng hạt bụi chân như hiện về.





Hồng trần chìm nỗi si mê,
Khói sương lãng đãng nẽo về hằng sa…


Mắt em ngàn cõi di đà,
Tay em bạch ngọc giũ tà huy bay.

Trăng vàng chìm lắng non tây,
Mây hương bàng bạc hạc bay về ngàn…




Đố ai quét sạch lá vàng ,
Thì ta múc ánh trăng ngàn đổ đi,
Đố ai nhặt hết tình si,
Thì ta xin chịu làm thơ tặng người.


Một cành hương sắc cho đời ,
Một bông hoa thắm cho người tình chung.
Em về hong tóc bên sông,
Thì ta theo gió bềnh bồng nước may...
 
vophubong [voduonghonglam]
 
 

Thursday, June 20, 2013

CHUYEN VUI CUOI TUAN



CON KHỈ GIÀ
Một cặp vợ chồng già, đã gần đất xa trời mà còn dẫn nhau ra tòa xin ly dị.
Quan tòa hỏi:
- Hai ông bà đã già quá rồi, sao không sống chung với nhau cho có bạn mà đòi ly dị?
Bà vợ già trả lời:
- Thưa quý tòa. Tôi không thể nào sống chung với ông ấy vì đã có lần ông ấy nói tôi giống như con khỉ già.
Quan tòa cố nhịn cười hỏi:
- Thế câu chuyện đã xảy ra bao lâu rồi?
- Thưa đã hơn hai mươi năm.
Quan tòa ngạc nhiên:
- Đã hơn hai mươi năm mà bây giờ mới đưa nhau ra tòa?
Bà vợ già trả lời:
- Thưa, khi còn ở Việt Nam, ngày tối tôi phải lo việc bếp núc, không được đi đây đó. Qua Mỹ, tôi được đứa cháu nội đẫn đi sở thú, tôi mới biết mặt con khỉ già như thế nào.

Phan Luc suu tam

Sunday, June 16, 2013

DAI NAM SU KY TOAN THU


Kỷ Hồng Bàng Thị
Triều liệt Đại Phu, Quốc Tử Giám Tư Nghiệp, kiêm Sử Quan tu soạn, Thần Ngô Sĩ Liên biên

Xét:
Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị1 đến ở Nam Giao2 để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu3 thì Bách Việt4 thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị, tên Việt bắt đầu có từ đấy.

Kinh Dương Vương

[1b]Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông6.
Nhâm Tuất, năm thứ nhất7. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế
Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh8 lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.
Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long9 sinh ra Lạc Long Quân (Xét: Đường kỷ chép:thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi).
------------------Chú thích ------------------

1 Hy thị: Tương truyền vua Nghiêu sai anh em họ Hy (Hy thị) và họ Hòa (Hòa thị) đi bốn phương để trông coi công việc thiên văn lịch pháp. Hy Thúc là em Hy Trọng đến ở miền đất phương Nam (Kinh Thư, Nghiêu điển)
2 Kinh Thư chép vua Nghiêu sai Hy Thúc đến ở Nam Giao (Hy Thúc trạch Nam Giao). Khổng An Quốc thời Tây Hán chú giải Kinh Thư, chỉ cho Nam Giao là phương Nam. Mãi đến thời Đường, Tư Mã Trinh mới giải thích Nam Giao là Giao Chỉ ở phương Nam.
3 Theo thiên Vũ Cống trong Kinh Thư, chín châu là Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương Ung.
4 Bách Việt: là từ mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán sống ở miền nam Trung Quốc thời xưa. Từ này lần đầu tiên thấy chép trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện của Tư Mã Thiên.
5 Việt Thường Thị: tên nước thời cổ ở phía Nam Trung Quốc có quan hệ với nhà Chu (hiến chim trĩ cho Thành Vương), lần đầu tiên được ghi trong sách Thượng Thư Đại Truyện. Có nhiều giải thích khác nhau, có thuyết nói rằng Việt Thường Thị ở miền quận Cửu Đức, tức miền Hà Tĩnh (Thủy Kinh Chú, Cựu Đường Thư); có thuyết nói Việt Thường thị ở vị trí nước Lâm Ấp đời sau (Văn Hiến thông khảo, Minh Sử, Minh nhất thống chí).
6 Thần Nông: theo truyền thuyết Trung Quốc, là một trong 5 vị đế thời thượng cổ, dạy dân biết cày bừa trồng trọt, cũng gọi là Viêm Đế.
7 Theo Mục lục kỷ niên của Đại Việt Sử Ký và câu kết của Kỷ Hồng Bàng thị (NK1, 5b) thì từ năm Nhâm Tuất đến năm Quý Mão (258 TCN) cộng 2622 năm. Vậy năm Nhâm Tuất là năm 2879 TCN. Đó chỉ là một niên đại suy đoán trên cơ sở - như trong Phàm lệ đã nói rõ - muốn đặt Kinh Dương Vương ngang với Đế Nghi.
8 Ngũ Lĩnh: có nhiều thuyết khác nhau, đại khái chỉ 5 ngọn ở biên giới phía nam của Trung Quốc. Theo Quảng Châu ký, đó là các núi: Đại Dũ, Thủy An, Lâm Hạ, Quế Dương, Yết Dương.
9 Nguyên văn: "Thú Động Đình Quân nữ, viết Thần Long". Theo câu này thì phải hiểu Thần Long là tên người con gái của Động Đình Quân. Nhưng ở đoạn dưới (tờ 2b), soạn giả lại viết: "Kinh Dương Vương lấy con gái của Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân". Như vậy tên của Động Đình Quân là Thần Long.
-------------------------------------------------

Lạc Long Quân

[2a] Tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương.
Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt.
Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng:
"Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó".
Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: "Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh"10. Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. [2b] Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương11, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu12, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ13 nói: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?
------------------Chú thích ------------------
10 Kinh Dịch: Hệ từ.
11 Truyền thuyết Trung Quốc nói là bà Giản Địch (vợ thứ Đế Cốc) nuốt trứng chim huyền điểu, có mang, sinh ra ông Tiết, tổ của nhà Ân - Thương.
12 Bà Khương Nguyên giẫm vết chân người khổng lồ, sinh ra ông Khi, tức Hậu Tắc, tổ nhà Chu.
13 Thông giám ngoại kỷ: tức phần Ngoại Kỷ của sách Tư Trị Thông Giám (294 quyển) do Tư Mã Quang đời Tống soạn.
------------------------------------------------

Friday, June 14, 2013





Vợ chồng cắn đắn chuyện không đâu
Mười mấy năm xa để khổ sầu
Con nọ lớn dần quên phụ tử
Tình kia dứt hẳn rã cau trầu
Giải buồn chai rượu làm bầu bạn
Ngả quỵ quan tài liệm bể dâu
Vuốt mặt quy hồi thôi nghĩa tận
Bây giờ nhang khói muộn mưa ngâu.


Cao Linh Tử






Hỏi
Hỏi cánh chim trời bay mãi đâu
Mà sao vương lại tiếng than sầu?
Kiếp đời bàng bạc loang màu phấn
Duyên nghiệp the the đọng vị trầu
Đêm gió ru trăng soi suốt vải
Ngày mây gom nắng ánh nương dâu
Tháng năm vùn vụt trôi xa mất
Chỉ để sụt sùi tiếng khóc Ngâu!









Rảnh rang ngồi tưởng chuyện không đâu
Ông nọ,bà kia thấy phát rầu
Nhà ai sáng tối thay mặc xác
Bới móc chày đâm dập bả trầu
Vổ bồn sẳn rượu kia bầu bạn
Thước thợ nào đo cảnh bể dâu
Cắt gọt chuốc bào năng đục đẽo
Trời già sao nở đoạn mưa ngâu

Namphong



CHUYỆN HÀNG XÓM ĐỜI NAY



Chuyện non chuyện nước có xa đâu
Chuyện mấy ngàn năm mãi vẵn sầu
Duyên cũ xót xa lòng hữu nghị
Tình nay hổ thẹn nghĩa vôi trầu
Biển đông người vẽ đường tranh cãi
Ải bắc quân nào chiếm bãi dâu
Mau trở lại - đừng vào tuyệt lộ
Trời Nam Hổ phục với Long chầu...
vophubong



Monday, June 10, 2013

UONG CHEN HOA XUAN

 
 




 
UỐNG CHÉN HOA XUÂN
















Uống thử một lần ấm áp xuân
Nhìn hoa lặng lẽ biết nên dừng
Riêng dành thi vị đầy hương tỏa
Biệt giữ quỳnh tương nửa chén ngưng
Vời vợi hồn dâng phô ý sáng
Thâm trầm mật thấm nhắp bôi lưng
Tâm tư giấu kín miền cao ngất
Dẫu được đào tiên cũng có chừng.
Cao Linh Tử








Họa:
Thả hồn bay bổng giữa trời xuân
Ý muốn rong chơi phải gác dừng
Lữ khách lại gần cơn lốc cuốn
Chén quỳnh nhấp nửa giấc mơ ngưng
Rũ hoa cánh rụng hoa đương thắm
Bỏ mật ong bay mật chớm lưng
Ảo ảnh tâm hồn bao hối tiếc
Mộng mà như thật uổng vô chừng.
Nguyet Anh
VUI XUÂN

Có trà có rượu cứ mừng xuân

Trời đất thênh thang dễ muốn dừng

Thế nước buông chèo nên gác mái

Vận trời kiếm lạc phải đành ngưng

Sông trăng sóng tỏa thơ muôn ý

Núi thẳm rừng yên ngủ thẳng lưng

Trong mộng nghe tràn hương dược thảo

Hằng nga duyên gặp biết đâu chừng...

voduonghonglam




Sunday, June 9, 2013

THO DUONG XUONG HOA



VỊNH CON CÓC




Ăn bờ ngủ bụi chả cần sang
Bước nhảy ngao du khắp xóm làng
Áo rộng xù xì trông gớm ghiếc
Mắt to lồ lộ liếc nghênh ngang
Tiếng kêu phong vũ  thiên thì ứng
Miếng võ Hà Mô Ngũ Bá hàng
Danh trấn Thiền Thừ oai nguyệt điện
Trần gian món nhậu bỗng cười khan.


Cao Linh Tử
 
    Họa
    Cóc già, cóc trẻ, cóc nào sang
    Được bán được buôn khắp xóm làng
    Mình thấy nổi u nhìn thật khiếp
    Bụng trông giống trống ngó ngang ngang
    Ầm ầm cong đít tài Tây độc
    Cóc cóc vươn vai lực chưởng hàng
    Nổi tiếng võ lâm trong ngủ bá
    Dân thường bắt nhậu, trốn kêu khan



Chẳng phải giàu mà cũng chẳng sang
Đầu trên xóm dưới khắp thôn làng
Danh lừng thiên hạ thơ lăn lóc,[1]
Tiếng dậy trần gian bước nghễnh ngang
Răng nghiến trời nghiêng mưa gió nổi
Miệng gầm đất chuyển cọp lai hàng[2]
Hằng Nga nễ Cậu cho cai quản [3]
Danh vọng thiềm cung nỗi tiếng khan...
vophubong [voduonghonglam]



Chú thích:
[1] bài thơ Con Cóc nỗi tiếng xưa nay:
con cóc trong hang,
con cóc nhảy ra,
con cóc nhảy ra,
con cóc ngồi đó,
con cóc ngồi đó,
con cóc nhảy đi...
[2] [3] Ca dao có câu: Con Cóc là Cậu Ông Trời ,
Ai mà chọc nó thì trời đánh cho...
Cóc gầm là trời đất còn chuyển động , nỗi tiếng như ngón võ" Sư Tử Hống" của Tạ Tốn mà gặp môn "Hà Mô Công" của Cóc còn bỏ chạy... thì cọp nhằm nhò gì...? [ truyện nầy hay lắm...xem cô gái Đồ Long sẽ rõ]



Saturday, June 8, 2013

DEO NGANG VA HOANH SON QUAN



Nói về phong thổ khí hậu ở Việt Nam, có lẽ miền Trung là miền nhận lãnh nhiều cay nghiệt nhất. Mùa hè gió Lào lùa qua dãy Trường Sơn nóng hừng hực tưởng chừng có thể thiêu rụi mọi thứ nơi vùng đất cằn cỗi này. Ngày còn nhỏ, ai cũng thuộc bài địa lý khai tâm về đất nước mình: “Nước VN hình cong chữ S, hai đầu phình ra, giữa eo lại.” Đúng thế thật, nhưng về thẩm mỹ, tôi thấy phần eo vừa đẹp vừa duyên dáng, không thô kệch nặng nề như hai đầu Bắc Nam. Miền Bắc nhờ lợi thế địa hình có nhiều điểm trội về danh lam thắng tích về lịch sử phong tục, về nét văn hóa lâu đời, có nơi được Unicef thừa nhận là di sản thế giới. Điều dễ hiểu, đất nước khởi đi từ điểm đầu miền Bắc, từ Hà Giang Móng Cái tiến về Nam.
Với tôi, miền Trung, miền núi nhiều đất ít, cũng không phải kém đẹp, tuy không to lớn hùng vỹ bằng nhưng đẹp thì chưa hẳn thua. Những con sông từ nguồn Trường Sơn đổ ra biển qua làng mạc, qua những cánh đồng, tạo nên bao cảnh trí nên thơ tình tự:
Đã bao lâu rồi không về Miền Trung thăm người em
Nắng mưa đêm ngày cách trở, giờ xa xôi đôi đường
Người hỡi! Có về miền quê hương thùy dương
Nước chảy còn vương bao niềm thương,
cho nhắn đôi lời…
(Thương về miền Trung nhạc Duy Khánh)

Miền Trung đã hẹp (có chỗ chỉ 100km) núi lại ăn sát ra biển, nhờ thế mà có những ngọn đèo đẹp hết chê. Nếu ai đã một lần đi dọc con đường Cái Quan từ Nam ra Bắc chắc không khỏi tấm tắc khen ngợi lúc tàu (xe) qua đèo Hải Vân, đèo Cả… Nếu từ Bắc vô Nam chúng ta cũng lại thưởng thức cảnh đẹp trên đèo Tam Điệp, đèo Ngang, những con đèo đã gắn liền với bao nhiêu đổi thay của đất nước. Giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh có Đèo Ngang mang dấu tích vừa lịch sử vừa văn chương:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi Tiều vài chú,
Lác đác bên sông Rợ (chợ?)mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
(Đèo Ngang bà Huyện Thanh Quan)



Hoành Sơn Quan cổ kính.


So với nhiều đèo khác, nhất là những đèo trên vùng Tây Bắc(1) thì Đèo Ngang quá hiền lành, đèo chỉ cao chừng 250m, và dài hơn 2,500m, vòng cua rộng êm thoải mái cho người lái xe, người chạy xe máy không phải quá lo như khi qua đèo Cù Mông, đèo Cả, hoặc đèo Hải Vân. Đèo Ngang là ranh giới chia hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Hôm ấy về đến Đèo Ngang trời đã chiều(2), từ dưới chân đèo tôi đã nhìn thấy một cổng cổ thành trên đỉnh đèo: Hoành Sơn Quan. Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay, từ thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005), nhưng phải hơn 500 năm sau đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành yếu điểm chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm Ấp (Champa) đã xây lũy gọi là lũy Lâm Ấp để chống quân Đại Việt. Đến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh thì Đèo Ngang là nơi diễn ra nhiều trận chiến ác liệt. Đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại xây dựng một hệ thống đồn lũy ở đây, gọi là lũy đèo Ngang hay lũy ông Ninh (Ninh Quốc Công Trịnh Toàn)(3). Kể từ khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc. Vẻ đẹp thiên nhiên cùng những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung. Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) trên đỉnh đèo Ngang, cao hơn 4m, hai bên có thành đắp nổi 3 chữ "Hoành Sơn Quan." Thời gian mấy trăm năm đã xóa nhòa lũy đá từ cổng thành chạy ra biển và vào trong núi sâu, giờ chỉ còn một vài dấu tích.


Địa phận Quảng Bình





Đèo Ngang tuy không dài không cao, không nguy hiểm nhưng ngành cầu đường nay đã phát triển nên một đường hầm đã được thiết kế (4). Chuyến đi năm 2008 tôi chạy xuyên hầm, đường hầm chưa tới 500m, chỉ mấy phút đã từ bên này qua bên kia. Đi cho biết chứ đã có phương tiện riêng thì nên qua đèo để được dịp ngoạn cảnh từ trên đỉnh đèo. Đã bao nhiêu lần chạy xe qua đèo từ Tam Đảo, Tam Điệp, đèo Cả, Bạch Mã, Hải Vân, Cù Mông, Song Pha, Bảo Lộc… đến núi Ba Thê… phải lên cao nhìn xuống mới thấy hết vẻ đẹp bao la kỳ diệu của đất trời, mới thấy được sự sảng khoái của tinh thần khám phá, mới hả lòng mong ước đi đó đi đây.


Lên Đèo Ngang


Tôi dừng xe chụp tấm ảnh cầu Đồng Bó, cửa hầm, và có dáng mờ mờ của Hoành Sơn Quan trên đỉnh đèo. Từ xa, so với núi Trường Sơn, Đèo Ngang thấp như quả đồi. Một người đi đường nhắc tôi “Ông chạy qua hầm cho khỏe chớ lên đèo chi cho mệt.” Tôi cảm ơn, chờ cho ông già đi khuất tôi quành xe lên đèo. Một nhóm thanh niên nam nữ đang leo lên Hoành Sơn Quan (HSQ). Một ô tô du lịch, vài chiếc xe máy đỗ bên đường. Lối đi lên theo hình zíc zắc, đoạn đầu hẹp chừng hơn mét, xuôi theo sườn đồi. Một bảng giới thiệu di tích cũng đơn giản cắm bên lối đi, không có nghị định công nhận, cũng không bảng cấm nọ kia. Tôi thấy hay. Lên trên cao, tam cấp mở rộng mười mấy mét, đá liếp thiên nhiên lát lài lài, bước chân không phải nhấc cao. Nơi đây mới thấy rõ HSQ là một di tích lịch sử lâu đời. Bàn tay của người ngày nay chưa mó vào. Cây cỏ rêu phong rất hồn nhiên mang theo trên mình năm tháng nắng mưa. Nhìn thấy có chút gì đó mơ hồ linh thiêng, tuy chỉ là một cổng thành lẻ loi bé nhỏ giữa núi đồi hoang vắng. Nếu có một tấm lòng với quê cha đất tổ, sẽ thấy nơi đây tích tụ biết bao công lao xương máu của tiền nhân từ thời Đại Việt, mở rộng bờ cõi về phương Nam.



Lên Hoành Sơn Quan


Cổng Hoành Sơn không hoa văn rườm rà, lối cổng vòm đơn giản vững chắc, thể hiện uy quyền của con người. Tôi thấy Hoành Sơn Quan có nét hao hao Khải Hoàn Môn (Arc de Triomph) của Paris thu nhỏ. Theo dư luận thì HSQ đang được “qui hoạch” thành điểm du lịch. Điều này đáng làm để giới thiệu với “bầu bạn năm châu” về lịch sử dân tộc, văn hóa nước nhà. Tuy nhiên chuyện du lịch bao năm nay đã gây nhiều phê phán ngược xuôi, quá phiền hà cho du khách. Phía tổ chức chỉ biết bán vé thu tiền còn phục vụ thì xem nhẹ, thậm chí còn gây tai nạn chết người (thuyền chìm, cáp treo đứt…). Theo thiển nghĩ, ngoài chuyện làm du lịch, cơ quan văn hóa giáo dục cũng nên có kế hoạch để các di tích trở thành bài học lịch sử sống động cho các tầng lớp học sinh sinh viên. Từ đó may ra có những anh tài hy sinh gìn giữ sơn hà xã tắc như bao lớp cha ông thuở trước. Ngược lại nếu cứ độc quyền “gặm nhắm” mãi, thì 4000 năm lịch sử có oai hùng cách chi cũng đến ngày cạn kiệt. Lúc bấy giờ không biết sự thể sẽ ra sao!
(Tháng 2 – 2012)


Một đoạn Đèo Ngang


(1). Đèo Giang Ma và đèo Hồng Thu Mán. Đèo có những cua ngặt như cùi chỏ vì thế thường đặt những gương lồi để tài xế có thể nhìn đoạn đường phía trước. (QHQOK tập 2).
(2). Một chặng đường Cái Quan (phần 2).
(3). Ngày 17/6 năm 2012 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cho biết, nhóm nghiên cứu khảo cổ học Hà Tĩnh vừa phát hiện đoạn thành lũy cổ bằng đá trên địa bàn xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.
Thành lũy cổ nằm ở đỉnh Đèo Bụt thuộc địa bàn xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh dài hơn 1km và được ghép bằng những phiến đá liếp kích thước to nhỏ không đều. Mặt thành phía Nam thẳng đứng cao 3.5m đến 4 m. Mặt trên thành lũy khá bằng phẳng, nơi rộng là 2m, nơi hẹp 1.20m đến 1.50m. Lũy bắt đầu từ địa phận làng Ngưu Sơn tổng Hoằng Lễ (nay là xã Kỳ Nam, Kỳ Phương) kéo lên tận làng Xuân Quan, Xuân Sơn tổng Vọng Liêu (nay là xã Kỳ Lạc), chỗ được ghép bằng đá, chỗ đắp bằng đất và xây dựng dựa vào dãy Hoành Sơn. Thông tin trên cho rằng đây là cổ luỹ của ông Ninh, tức Ninh Quốc Công Trịnh Toàn, vương tử của Đức Văn tổ nghị Vương Trịnh Tráng. Sử gia người Pháp, Le Breton viết: “ Khi bàn về thành trì của An Tĩnh (Nghệ An Hà Tĩnh) thì lúc nào cũng thấy tên của hai vị anh hùng An Nam tiếng tăm lừng lẫy, đó là Lê Lợi và Ông Ninh tức Ninh Quốc công Trịnh Toàn. Tất cả các thành trì ở đồng bằng ven biển suốt vùng An Tĩnh cho đến đèo Ngang ngày nay được nhân dân gọi là thành “Ông Ninh” ( An Tĩnh cổ lục 1936 Trịnh Đăng Thiện ĐT: 0912 416 113, Email: artechmientrung@gmail.com)
(4). Ngày nay, xe qua đèo Ngang thường đi đường hầm xuyên núi. Cửa hầm phía Bắc thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh; cửa hầm phía Nam thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình. Hầm chính dài 495 m; cộng với hệ thống đường dẫn, toàn bộ dài 2.156,41 m. Hầm có chiều rộng 11,5m, cao 7,5m, do Tổng Công ty Sông Đà đầu tư, thông xe ngày 21/8/2004. Đèo Ngang cách Hà Nội 423 km- Vinh 132 km- Đồng Hới 68 km- Huế 235 km,
Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 14, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Anh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng.
Độc giả muốn có sách nguyên bộ 13 tập (discount 50% + 20$ tập mới) xin Liên lạc với tác giả qua:
PO.Box 163 Garden Grove, CA. 92842. Tel. (714) 657-2177. Website: www.ltcn.net – email: trannhungcong46@gmail.com



Bài và hình: Trần Công Nhung

Nguồn: http://www.viendongdaily.com/deo-ngang-va

Thursday, June 6, 2013

BEN DONG SAC KHONG [tiep theo]




Người xưa biền biệt chưa về
Bên hiên đã điểm hoa lê trắng ngần.

Em còn hong tóc đón xuân?
Em còn thơ thẩn tần ngần dưới hoa ?


Ngày vui bướm lượn chim ca,
Đầu vườn oanh hót, hiên nhà nắng reo.
Người đi còn nhớ câu thề,
Sông trăng ước hẹn ngày về vàng hoa.


..Đầu thành nắng nhạt hoa phai,
Chiều đông mưa bụi dặm dài bay sang.



Xa xa bờ liểu mây ngàn,
Thương cha nhớ mẹ quê hương tít mù...



Wednesday, June 5, 2013

HO HONG BANG

HO HONG BANG


1. Cháu ba đời Viêm Đế họ Thần Nông tên là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, rồi đi nam tuần đến Ngũ Lĩnh, gặp được nàng con gái Vụ Tiên đem lòng yêu mến mới cưới về, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh túc thành; Đế Minh lấy làm lạ, cho nối ngôi vua; Lộc Tục cố nhường cho anh, Đế Minh lập Đế Nghi làm tự quân cai trị phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ Quốc.

2. Kinh Dương Vương xuống Thủy Phủ, cưới con gái vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức là Lạc Long Quân; Lạc Long Quân thay cha để trị nước, còn Kinh Dương Vương thì không biết đi đâu. Lạc Long Quân dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về quân thần, tôn ty, có luân thường về phụ tử, phu phụ; hoặc có lúc đi về Thủy Phủ nhưng trăm họ vẫn được yên ổn. Dân lúc nào có việc cần thời kêu Lạc Long Quân: “Bố đi đàng nào, không đến mà cứu chúng ta” (người Nam gọi cha bằng Bố, gọi quân bằng vua là tự đấy), thì Lạc Long Quân lập tức đến ngay, uy linh cảm ứng không ai có thể trắc lượng được.
3. Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc; nhân khi thiên hạ vô sự, sực nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp được tiên nữ Đế Lai bèn khiến Xi Vưu tác chủ quốc sự mà nam tuần qua nước Xích Quỷ, thấy Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không vua, mới lưu ái thê là Âu Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại. Đế Lai chu lưu khắp thiên hạ, trải xem tất cả hình thể, trông thấy kỳ hoa, dị thảo, trân cầm dị thú, tê tượng, đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các lọai sơn hào hải vị không thứ nào là không có; khí hậu bốn mùa lại không nóng không lạnh, Đế Lai ái mộ quá, quên cả ngày về.

4. Nhân dân nước Nam khổ về sự phiền nhiễu, không yên ổn như xưa, đêm ngày mong đợi Long Quân về nên mới đem nhau kêu rằng:

- Bố ở phương nào, nên mau về cứu nhân dân.

Lạc Long Quân bỗng nhiên lại về, thấy nàng Âu Cơ ở một mình, dung mạo đẹp lạ lùng, yêu quá, mới hóa ra một chàng nhi lang phong tú mỹ lệ, tả hữu thị tùng đông đảo, tiếng đàn ca vang đến hành tại. Âu Cơ trông thấy mà lòng cũng ưng theo; Long Quân bèn rước nàng về núi Long Trang. Đế Lai về không thấy Âu Cơ bèn sai quần thần tìm khắp thiên hạ. Long Quân có thần thuật, biến hiện trăm cách, nào là yêu tinh quỷ mị, nào là long xà hổ tượng, kẻ đi tìm úy cụ, không dám lục đảo tận cùng. Đế Lai trở về bắc truyền ngôi cho Đế Du Võng. Du Võng truyền lại cho Xi Vưu cùng với Hòang Đế đánh nhau ở Bản Tuyền và Trác Lộc không hơn nên tử trận. Họ Thần Nông bèn mất.

5. Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ra ngòai đồng nội; hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bà đem về nuôi nấng, không cho ăn, cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dũng song tòan, ai cũng úy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường.

Long Quân ở lâu dưới Thủy Phủ; mẹ con ở một mình, nhớ về Bắc quốc liền đi lên biên cảnh; Hoàng Đế nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan tái; mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long Quân:

- Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ!

Long Quân hốt nhiên lại đến, gặp mẹ con ở Tương Dã. Âu Cơ nói:

- Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với quân, sinh được một trăm trai mà không có gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ, một mình vò võ.

Long Quân bảo:

- Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi trai về Thủy Phủ phân trị các xứ, năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau.

6. Trăm trai đều nghe mệnh, rồi mới từ giã ra đi. Âu Cơ cùng với năm mươi người con trai ở tại Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang; về bờ cõi của nước thì Đông giáp Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ Tôn Tinh (bây giờ là nước Chiêm Thành), chia trong nước làm mười lăm bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hòai Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận, sai các em phân trị, đặt em thứ làm tướng võ, tướng văn; tường văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng; con trai vua gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mỵ Nương, quan Hữu ty gọi là Bố Chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền cho nhau đều hiệu là Hùng Vương không đổi.

7. Dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên bạch với vua. Vua bảo rằng:

- Ở núi là lòai rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại.

Bèn khiến lấy mực châm hình trạng thủy quái ở thân thể, từ đó tránh được nạn giao long cắn hại; cái tục văn thân của Bách Việt thực khởi thủy từ đấy.

8. Ban đầu quốc dân ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm; lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây soa đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm, lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cày, lấy nước cấy; đất trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm, gác cây làm nhà để tránh nạn hổ lang; cắt ngắn đầu tóc để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm; nhà có người chết thì giã cối gạo để cho hàng xóm nghe mà chạy đến cứu giúp; trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu để làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới tương thông; lúc bấy giờ chưa có trầu cau nên phải thế.

9. Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.



----------------------------

Chú thích:

2. Xích Quỷ: xin chớ hiểu quỷ là quỷ đỏ, mà phải hiểu là lớn lao và thường đi với chữ chủ để chỉ người có quyền lớn lao ở miền Nam (xem Việt Lý Tố Nguyên tr.355). Còn Xích là phần tinh hoa nhất, cự phách nhất (xem tự điển Thiều Chửu chữ Xích). Vậy Xích Quỷ có nghĩa là làm chủ chốt cái tinh hoa của miền Nam, có thể nói là miền xích đạo, miền nông nghiệp lúa Mễ.

3. Tuy tả cảnh đất phì nhiêu, khí hậu không nóng không lạnh, nhưng cũng nên hiểu cả về môi sinh tinh thần là không thái quá hay bất cập v.v…

4. Có người sợ mang tiếng cho Âu Cơ dâm loạn hai chồng… nên đổi chữ vợ ra con gái, nhưng không nên làm thế.

5&6. Đây là lúc mẫu tộc chuyển sang phụ tộc nhưng một cách rất đặc biệt nên ảnh hưởng mẫu tộc còn lại rất nhiều, tô điểm cho văn hóa Kinh Hùng nét đặc trưng rất đáng quý (xem tòan vài VII Còn Mẹ). Có bản nói Long Quân ở lâu dưới Thủy Phủ quên mình có con, các con cũng không biết mình có cha. Nói vậy là tỏ ra mẫu tộc còn mạnh, lúc con mới biết có mẹ.

7. Xâm mình là bước cuối cùng trên con đường thờ vật tổ. Bước trước lá ăn vật tổ theo nghi thức tham dự linh thiêng (communion sacramentelle) sau đến vẽ hình vật tổ lên mình, để rồi cuối cùng chuyển ra vật biểu trong đợt minh triết. Vẽ mình tức đã ra vòng ngòai nhiều, nên rồng ghét, nhưng nhờ vẽ mình rồng (chỉ tiềm thức) nên còn hòa giải được. Không xảy ra vụ giết rồng như Tây Au.

8. Gác cây làm nhà sàn: giá mộc vi ốc. So với câu “giá mộc kết thảo vi cư”, lại so với hình vẽ nhà sàn trên trống đồng thì nhận ra đó là nhà sàn, và đã đủ dữ kiện để biểu thị trời, người, đất rồi. Lấy cây quang lang, cây xoa đồng làm bánh. Đây cũng hàm ý siêu hình, cây quang lang chỉ người sáng suốt kiểu nữ thần mộc.

- Giã cối làm hiệu: đó là tục sẽ dẫn đến việc đúc trống đồng.