vophubong.blogspot.com

Monday, February 11, 2013

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU[1789]




Đón Xuân nầy,nhớ Xuân xưa....Đọc lịch sử ngày nay,nhớ lịch sử ngày xưa...Hãy đọc:

BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU[1789]




Như mơ ngày Tết xuân năm ấy

Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông.

Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu,

Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long.

Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt,

Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng.

Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc,

KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG...
 
voduonghonglam


Chiến thắng XUÂN KỶ DẬU (1789)

Bài chi tiết: Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, Trận Hà Hồi, Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa, và Trận Thăng Long

Thần tốc bắc tiến


Trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.

Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm,[41][42] Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.[43]

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn,[44][45] tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.

Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,[46] có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.[47] Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.[48][49] Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.

Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ[cần dẫn nguồn]:


Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương

Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh

Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"


Giai thoại về việc ra quân

Tương truyền,[50] trước khi ra quân đánh quân Thanh, tại lễ đăng quang ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập kế để động viên quân sĩ.

Sau lúc làm lễ, Quang Trung sai mang đến cái mâm, trên để các đồng tiền, có phủ vải điều, rồi tuyên bố với quân sĩ:

Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, thì đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.

Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.

[nguồn wikipedia]

Friday, February 8, 2013

HƯƠNG VỊ TẾT QUÊ NHÀ


Bài viết QUANG NAM 


          Cũng như bao làng quê trên đất Việt, làng quê Thi Lai của tôi ở Quảng Nam ngày xưa khi Xuân về cũng có nhiều loại bánh kẹo, mứt…như bánh tét (thường là không nhưn, ăn kèm thịt heo luộc và dưa món), bánh ú, bánh ít, bánh xôi ngọt, bánh da, bánh in, bánh thuẩn …, kẹo đậu phụng, keo mè xửng, kẹo mạch nha …, mứt gừng, mứt bí, mứt khoai lang, mứt dừa…, Tuy nhiên, đặc biệt có hai loại bánh rất đơn sơ, mộc mạc nhưng lại không thể thiếu trên bàn thở tổ tiên của người xứ Quảng. Đó là bánh tổ và bánh nổ.

          Bánh nổ còn gọi là bánh nện, được làm từ cớm nếp (cốm) và đường bát màu vàng. Cớm trộn đường thắng, thêm ít gừng xắt sợi nhuyễn cho vào khuôn gỗ ép lại thành bánh. Ngày xưa làm bánh nổ trong gia đình vào những ngày cuối năm rất vui. Người lớn làm ra bánh, con nít dúng giấy bóng kiếng màu đỏ bọc lại, dán kín rồi cắt giấy màu xanh vàng tím… thành bông dán trang trí bên ngoài trông vui mắt và mỹ thuật.

          Bánh tổ, có người gọi là bánh ổ, được làm từ bột nếp và đường bát nâu, làm bằng đường bát vàng cũng được nhưng khi chiên lên trông không hấp dẫn. Bánh được làm chín bằng cách hấp cách thủy. Bánh có thể để lâu cả tháng không hư. 
          Có 3 kiểu dùng bánh tổ. Ăn sống tức là cắt bánh ra ăn ngay, không chế biến gì; ăn kiểu này không ngon, thường chỉ để nhắm trà nóng buổi tinh mơ khí trời lạnh lẽo. Bánh nướng trên lửa than ăn giòn và thơm, nhiều người thích. Bánh chiên trong dầu phụng nở rộp, béo, giòn,  thơm là kiểu ăn bánh tổ phổ biến nhất và ngon nhất.

          Người Quảng Nam sống xa quê, mỗi lần Xuân về được nếm hương vị của bánh tổ và bánh nổ bên chung trà thơm thì không gì thú vị, hạnh phúc hơn. Đó là hương vị đậm đà của quê hương xứ sở luôn ghi sâu trong ký ức người dân Quảng. Hương vị ấy gợi nhớ cái không khí giá lạnh những ngày Xuân nơi đất mẹ Quảng Nam, khiến tâm tư vừa bồi hồi vừa thanh thản, lâng lâng cảm giác đang gần gũi với những cánh đồng, những nương rẫy và những con người cần cù, chơn chất của xứ Quảng thương yêu.


          Thành phố Hồ Chí Minh có một khu vực tập trung rất đông người Quảng Nam. Đó là khu Bảy Hiền thuộc phường 11 quận Tân Bình. Tại đây có ngôi chợ Linh Hoa (sau năm 1975 đổi tên là chợ phường 11) nhưng người dân thường gọi là chợ Bà Hoa theo tên người chủ đã xây dựng ngôi chợ ấy cách đây hơn 40 năm. 

          Chợ có bán đủ thứ các vật phẩm của Quảng Nam. Khi Tết tới có bán đủ các loại bánh kẹo truyền thống xứ Quảng. Người Quảng Nam trong thành phố thường xuyên về đây mua sắm các loại thực phẩm. Có người gọi Bảy Hiền là một Quảng Nam thu nhỏ.

          Bạn là người Quảng Nam tha hương đang sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc các địa phương lân cận? Hãy tới khu Bảy Hiền và chợ Bà Hoa một lần để tìm lại những hương vị và hình bóng thân thương của quê nhà. Chắc chắn bạn sẽ không thất vọng đâu.


Wednesday, February 6, 2013

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI


NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG BLOG VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI

  Tết đến rồi! Tết đến rồi!!!

XUÂN MÃI LÀ XUÂN...
 


                                                          
Xuân sắp về! Xuân sắp về!!!






 MỪNG XUÂN QUÝ TỴ



XUÂN MÃI LÀ XUÂN...

Xuân mãi còn xuân mãi hát ca,

Xuân đâu đây ở khắp muôn nhà…

Xuân bên chén rượu nồng say đắm,

Xuân cạnh nụ hồng thắm trổ hoa.

Xuân đến sáng nay bên nắng sớm,

Xuân về đêm ấy giữa trăng tà...

Xuân em ,xuân bác ,xuân anh chị,

Xuân mãi là xuân của chúng ta.


Xuân mãi là xuân của chúng ta.

Xuân mang tươi khỏe đến muôn nhà.

Xuân em lữa bén ngàn duyên thắm,

Xuân chị hương nồng vạn sắc hoa.

Xuân của đất trời luôn bất tuyệt,

Xuân trong tâm thức lẽ đâu già?

Xuân qua xuân lại rồi xuân đến,

Xuân mãi còn xuân giữa chúng ta…

voduonghonglam [vophubong]
                                                         

XUÂN TUYỆT QUÁ

Xuân biếc lộc non đất mẹ ca
Xuân vui duyên thắm hẹn trăm nhà
Xuân mong phúc ấm luôn bừng sáng
Xuân ước lòng người mãi nở hoa
Xuân trải tình yêu thời trẻ mỏ
Xuân gieo hạnh phúc tuổi chiều tà
Xuân ươm ngày mới trong tâm trí
Xuân thoảng hương đời đượm ngát ta

HANSY




XUÂN MÃI LÀ XUÂN
 
Xuân về rộn rã khúc Xuân ca
Xuân đến an vui non nước nhà
Xuân sắc dịu dàng tươi vạn nẻo
Xuân hương ngào ngạt ngát muôn hoa
Xuân mơ phúc lộc khi dương rạng
Xuân mộng uyên ương lúc nguyệt tà
Xuân vẫn luôn xuân, xuân bất tận
Xuân thì lấp lánh mãi trong ta .

Rượu xuân nâng chén ta mời ta
Rượu chúc vui tươi khắp mọi nhà
Rượu nghĩa ngất ngây lan vị ngọt
Rượu tình say đắm ngát hương hoa
Rượu mời cụng chén mời trai trẻ
Rượu kính cung ly kính tuổi già
Rượu cạn dốc bầu nghiêng vũ trụ
Rượu say say khướt cả hồn ta.
(QUANG NAM 30-01-2013)
 










====================================================

võ dương hồng lâm 武 楊 洪 林

=====================================================================