vophubong.blogspot.com

Tuesday, July 30, 2013

Hy vọng gì…

Nhà văn Nguyên Ngọc: Hy vọng gì…




Mấy hôm nay dư luận xôn xao vụ luận văn thạc sĩ của chị Nhã Thuyên. Cái đất nước mình thật lạ: thỉnh thoảng, chẳng hiểu sao, lại lui về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa.

Nhân vụ này, tôi chợt nhớ anh Trần Độ, theo tôi là một người lãnh đạo văn nghệ giỏi và hay đến hiếm hoi từng có được trong suốt quá trình đời sống văn học nghệ thuật của ta trước nay.

Tôi xin kể một chuyện:



Hồi ấy, đầu năm 1979, tôi được điều về làm việc ở Hội Nhà Văn Việt Nam. Anh Độ bấy giờ là Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương. Một hôm anh bảo tôi sang chỗ anh chơi, và hỏi về Hội Nhà văn tôi định làm những gì. Tôi nói với anh về ý định, về các kế hoạch trù tính của tôi, và kết luận: với những việc ấy, nếu làm giỏi thì trong mươi năm, dở hơn thì khoảng vài ba mươi năm, hy vọng sẽ nâng cao được mặt bằng chung lên một bước, và trên cơ sở ấy mong có thể xuất hiện một vài đỉnh cao mới …



Anh Độ ngồi im một lúc, rồi nói, châm rãi: Mình tán thành tất cả kế hoạch của cậu, đều đúng và cần thiết … Nhưng có điều mình nghĩ thế này cậu ạ, trong nghệ thuật thường vẫn vậy, muốn có đỉnh cao mới thì bao giờ cũng phải có trường phái mới …, cậu nghĩ coi, có đúng không? …

Tôi quen anh Độ đã lâu, từ hồi anh còn làm Chính ủy Quân Khu Đồng bằng, biết anh là một người rất tốt, yêu văn nghệ và quý trọng văn nghệ sĩ …, nhưng cũng chắc đến thế thôi, anh có được học hành, đào tạo gì gọi là cơ bản và hệ thống về chuyện này đâu. Ý kiến của anh khiến tôi giật mình, kinh ngạc. Không ngờ anh tinh tế, sâu sắc, thậm chí cũng có thể nói uyên bác đến thế.

Chúng tôi thân nhau từ đấy, tâm huyết.

Cho đến nay tôi vẫn nghĩ chúng ta đã bỏ mất một người lãnh đạo văn nghệ giỏi nhất, hay nhất, tốt nhất mà ta đã từng có thể có. Bao giờ mới tìm lại được một người như vậy?



Nhắc lại chyện này tôi không có ý nói rằng luận văn của Nhã Thuyên về một hiện tượng văn học bên lề đã là khẳng định một trường phái văn học mới, nhóm Mở miệng đã là một trường phái văn học mới như anh Độ từng mong. Nhưng chỉ mới một hiện tượng hơi lạ như vậy, bàn về một hiện tượng hơi lạ như vậy, mà đã hô hoán cháy nhà um cả lên, rồi ngang nhiên trừng trị, cách chức …, thì liệu còn hy vọng chút gì thoát ra khỏi ao tù nữa. Thế mà chính những kẻ la làng ấy lại luôn miệng đòi hỏi đỉnh cao, đỉnh cao …

Không phải cái gì ở bên lề cũng là trường phái mới, đương nhiên rồi. Nhưng cũng đương nhiên là trường phái mới thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề.

Nhân đây cũng xin được nói luôn: hiện đang có một cái gọi là hội đồng lý luận văn học nghệ thuật trung ương ban bố mọi thứ đúng sai về văn học nghệ thuật trên cả nước này. Mà đứng đầu cái hội đồng ấy thì theo dư luận là mấy người chẳng dính dáng gì và chẳng biết chút gì về văn học nghệ thuật cả. Trong cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyên Văn Linh với văn nghệ sĩ cách đây mấy mươi năm, anh Nguyễn Đăng Mạnh có nói một câu chấn động, anh bảo Đảng khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ. Có người cho là giận mà nói quá. Nay với cái hội đồng vừa kể có người đứng đầu như vừa nói, lại có quyền hành lớn nhất về văn học nghệ thuật trên đất nước đau khổ này, thì quả là một sự sĩ nhục to lớn đối với toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ

Đỉnh cao với đỉnh thấp, hy vọng gì nữa

Nguyên Ngọc

------------------

Monday, July 29, 2013

Phạm Xuân Nguyên - Từ một bản luận văn [đến cách xử lý trái pháp luật]


Phạm Xuân Nguyên - Từ một bản luận văn [đến cách xử lý trái pháp luật]

Phạm Xuân Nguyên
Tho Nguyen: Trong khi các thế lực tuyên huấn bảo thủ đang sử dụng hệ thống truyền thông nhà nước để tấn công khuynh hướng tự do hóa văn đàn Việt Nam thông qua vụ án "Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa" của Nhã Thuyên, thì những trí thức có lương tri ở Việt Nam đã sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền thông mạng để bảo vệ Nhã Thuyên (nhà văn trẻ Đỗ Thị Thoan) và nhóm Mở miệng. Tuy nhiên đó vẫn là một cuộc chiến của cung nỏ chống lại đại bác.
Hôm nay báo "Pháp luật TP Hồ Chí Minh", một thành viên của hệ thống truyền thông Đinh Thế Huynh đã đăng bài viết sau đây của nhà văn Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch hội nhà Văn Hà Nội, khẳng định việc kỷ luật luật thạc sỹ Đỗ Thị Thoan và phó giáo sư Nguyễn Thị Bình là trái pháp luật. Có thể coi đây phát đạn công khai nã vào "chế độ bịt mắt đánh hội đồng" đã áp dụng từ thời "Nhân Văn Giai Phẩm".
Đó là bản luận văn thạc sĩ văn học mang đề tài Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa.
Tác giả luận văn là Đỗ Thị Thoan, còn được biết đến trong văn giới với bút danh Nhã Thuyên. Người nghiên cứu này còn trẻ (sinh 1986), đề tài lại về một hiện tượng của văn học đương đại rất mới mẻ nhưng đã được bộ môn Lý luận văn học của khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội chấp nhận cho làm. Luận văn đã hoàn thành, đã được hội đồng chấm cho điểm 10 cách đây ba năm. Bây giờ một làn sóng phê phán bản luận văn đang được dấy lên bằng những bài viết chỉ trích người làm, người hướng dẫn, người chấm và cả cơ quan chủ quản trong việc này. Giọng điệu các bài viết rất gay gắt, phẫn nộ, đòi xử lý trách nhiệm của tất cả những ai có dính líu đến bản luận văn. Và thông tin nghe được cho biết Nhã Thuyên đã bị chấm dứt hợp đồng giảng dạy ở khoa Văn ĐH Sư phạm Hà Nội, giáo viên hướng dẫn cô cũng bị thôi chức trưởng bộ môn và bản luận văn sẽ bị đưa ra phanh phui, mổ xẻ.
Để sang một bên nội dung các bài viết phê phán bản luận văn của Nhã Thuyên đúng sai thế nào, ta hãy xét sự việc dưới góc nhìn pháp luật. Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội là một cơ sở đào tạo sau ĐH có pháp quy. Các học viên cao học, nghiên cứu sinh muốn được đào tạo tại đây đã phải trải qua các kỳ thi tuyển. Đề tài của họ đã được thẩm định. Người hướng dẫn được phân công và hội đồng chấm luận văn được thành lập đều phải theo đúng quy trình của Bộ GD&ĐT ban hành và phải được cấp trên quyết định. Cuộc chấm luận văn được tiến hành theo đúng các thủ tục quy định. Biên bản cuộc chấm cũng như các phát biểu của thành viên hội đồng, các điểm số đều được lưu lại hồ sơ khoa học của khoa. Nghĩa là quá trình làm luận văn và chấm luận văn, bậc thạc sĩ cũng như bậc tiến sĩ đều được tiến hành và giám sát bằng một quy trình đã được chuẩn hóa về pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Do đó, khi có yêu cầu xét lại bản luận văn thì đòi hỏi đầu tiên là phải tuân thủ đúng quy trình đã có. Bộ hoặc trường, hoặc khoa phải có quyết định thành lập một hội đồng chấm lại luận văn, hoặc giả là hội đồng phúc tra luận văn. Hai hội đồng cũ và mới phải được đối thoại, tranh luận với nhau trên cơ sở khoa học. Kết luận của hội đồng cũ và mới phải được coi trọng ngang nhau trên bàn của cấp ra quyết định cuối cùng. Bản thân người làm luận văn là chủ thể chính của văn bản bị đưa ra mổ xẻ, phê phán, phải được quyền có tiếng nói trình bày, bảo vệ và phản biện công trình khoa học dưới dạng luận văn của mình. Các ý kiến trên dư luận chỉ là thông tin bên ngoài, không thể coi là chứng cứ khoa học, càng không thể coi là áp lực số đông làm ảnh hưởng, thậm chí xuyên tạc bản chất khoa học của vấn đề. Trong khoa học, tiếng nói của nhà khoa học phải được coi trọng và đề cao. Hiện tại, việc “xử lý” Nhã Thuyên và giáo viên hướng dẫn cô là đã sai quy trình pháp luật, quy trình khoa học. Hội đồng thẩm định lại luận văn chưa có, cuộc họp xét lại luận văn chưa diễn ra, bản luận văn chưa được xem xét lại, người làm và người chấm luận văn chưa được tranh luận lại, thế thì lý do nào để cắt hợp đồng giảng dạy của Nhã Thuyên và cắt chức của người hướng dẫn khoa học bản luận văn đó?
Không ai có tội trước khi bị tòa kết tội. Nguyên lý cơ bản đó áp dụng trong trường hợp này là: bản luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa và tác giả của nó, người hướng dẫn làm nó và hội đồng chấm nó chưa thể bị quy kết tội phạm gì khi chưa có một đánh giá khách quan, khoa học từ một hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia của ngành. Bởi vì đây là một đề tài khoa học, một luận văn khoa học nên chỉ chịu sự giám định về mặt khoa học. Nhất là khoa học văn học đòi hỏi rất lớn sự tinh tường và tử tế.
PHẠM XUÂN NGUYÊN

Saturday, July 27, 2013

Chồng già vợ trẻ là tiên


Hugh Hefner 86 tuổi lấy gái 26 ,
Celine Dion 44 tuổi chung sống với chồng 70 ...
là những cuộc hôn nhân lệch tuổi lớn của làng giải trí thế giới .
Ông trùm tạp chí Playboy đón năm mới 2013 bằng lễ cưới với người tình trẻ kém ông tận 60 tuổi . Hugh Hefner năm nay 86 trong khi Crystal Harris mới 26 . Không lâu sau đám cưới , nguồn tin trên Celebuzz cho biết , cặp vợ chồng chênh lệch tuổi tác nhất làng giải trí thế giới mong muốn sớm có con chung .
Cuộc hôn nhân của Celine Dion , 44 tuổi và
Rene Angelil , 70 tuổi đã kéo dài 19 năm .
Rene là người quản lý của Celine từ khi diva mới 12 tuổi .
Đạo diễn Clint Eastwood , 82 tuổi , và
vợ là phóng viên người Mỹ Dina Ruiz Eastwood , 47 tuổi .
Họ kết hôn năm 1996 .
http://oi46.tinypic.com/8wl7bc.jpg
Nhà Thơ Bùi Nhùi 82 tuổi và vợ chỉ 30 tuổi ...
kết hôn tháng 12/2012 vừa rồi.

Nam diễn viên « Trân Châu Cảng » Alec Baldwin , 54 tuổi ,
và Hilaria Thomas , 28 tuổi vừa kết hôn tháng 06/2012 .
Diễn viên Dick Van Dyke , 86 tuổi , kết hôn với
chuyên gia trang điểm Arlene Silver , 40 tuổi , vào tháng 03/2012 .
Ca sĩ Gregg Allman - thành viên ban nhạc rock Allman Brothers - 64 tuổi ,
đính hôn với Shannon Williams , 24 tuổi , tháng 05/2012 .
Eddie Murphy , 51 tuổi , hẹn hò với
người mẫu 33 tuổi người Australia - Paige Butcher - được 7 tháng .
Tài tử Hollywood Kelsey Grammer , 57 tuổi , kết hôn
với Kayte Walsh , 32 tuổi , vào tháng 02/2011 .
Diễn viên Stanley Tucci , 51 tuổi , kết hôn với Felicity Blunt , 31 tuổi -
chị gái của nữ diễn viên Emily Blunt - tháng 08/2012 .
Tài tử gạo cội Bruce Willis , 57 tuổi , và vợ - người mẫu
Emma Heming , 34 tuổi . Hai người kết hôn năm 2009 .
« Nam diễn viên đắt giá nhất 2008 » Harrison Ford , 70 tuổi ,
kết hôn với Calista Flockhart , 48 tuổi từ 2 năm trước .
Ngôi sao Michael Douglas , 68 tuổi ,
và vợ - Catherine Zeta-Jones , 43 tuổi .
Họ kết hôn năm 2000
.
*****

Thursday, July 25, 2013

CHIỀU HỒNG LĨNH



CHIỀU HỒNG LĨNH

Điện căng dòng nhạc lên chiều tím
Căng nửa trăng vàng- hiện khóa sol
Búp ngọc lan cài trên tóc bím
...
Áo vàng bay- nửa mảnh trăng tròn

Giải phố màu lam hun hút gió
Dăm con bướm trắng chập chờn hương
Ta trải tình xanh đôi lá cỏ
Chỉ trời khâu- biêng biếc lề đường

Trường Nguyễn Du- lợp chùm mây trắng
Rộn bước chân Kim Trọng- Vân- Kiều
Áo cô giáo- vàng bay thầm lặng
Hồng Lĩnh dài thêm một nét yêu

Chiếc ghế bành đen,thềm gạch đỏ
Ta ngồi nghe- rộn tiếng chim chiều
Nốt nhạc đậu trên hàng điện nhỏ
Cung bực trầm rơi- rất cô liêu

Gắn điếu thuốc lên môi tượng đá
Cùng khói lam- bay ngút phố dài
Ta chúc lành theo từng tiếng guốc
Cây bông trời xanh chợt so vai

Mây ôm dòng nhạc nắng chiều hôm
Những nốt chim di- rớt lạnh hồn
Ta tưởng trái sim thơm thưở nhỏ
Cắn trên đồi - ngọt suốt hoàng hôn

Một nửa trăng lên- làm khóa nhạc
Nửa thành hoa cúc ghé nhà ai
Ngón tay dương cầm em ngơ ngác
Ta và cây bông trời so vai.
Pham Thien Thu


Trích " Những Lời Thược Dược"

Wednesday, July 24, 2013

MỘT CHUYỆN TÌNH.


MỘT CHUYỆN TÌNH.


Mời các đọc một Chuyện Tình tuyệt vời hiếm có trên thế gian này không khác nào là truyện phim ( that is true love).

(Chuyện kể của cô Nguyễn Thị An Lành, Nghệ An)
Đoàn Dự ghi chép

Kính thưa quý vị độc giả,

Cách đây không lâu, tôi (Nguyễn Thị An Lành -ĐD) đọc báo, thấy có đăng tin về câu chuyện của chị Nguyễn Thị Phương, người phụ nữ nằm liệt giường suốt 9 năm trời, và anh Trương Văn Chín, một người đàn ông khỏe mạnh bình thường, đã vì tình yêu cũng như tình thương sâu sắc mà hy sinh cuộc đời, chấp nhận làm chồng của chị mặc dầu chị bị tật nguyền, không có khả năng tự chăm sóc bản thân.Hạnh phúc của họ đã đơm hoa kết trái trong một phép lạ không thể tin nổi. Đó là họ có một đứa con được sinh ra từ tình yêu, từ nỗi thống khổ cả về thể xác lẫn tinh thần của người đàn bà bị liệt nửa người, cũng như từ sự hy sinh cao cả của người đàn ông. Có lẽ trời đã thương xót, ban cho họ một thiên thần bé nhỏ để sưởi ấm lòng họ.Tôi đọc và đã khóc rất nhiều. Tôi nghĩ đến mẹ tôi, người đàn bà có số phận hơi giống chị Phương. Mẹ tôi cũng bị liệt nửa người nhưng cuộc đời mẹ tôi hình như có phần đau đớn hơn, éo le hơn và “ghềnh thác” hơn. Trước đây, tôi thường nghĩ chuyện của mẹ tôi là một câu chuyện kỳ lạ, hi hữu, khó có thể có một chuyện thứ hai tương tự như vậy trên đời. Nhưng té ra, trong cuộc sống vẫn có những chuyện về tình cảm của những con người kỳ lạ, như chuyện anh Trương Văn Chín và chị Nguyễn Thị Phương chẳng hạn.Câu chuyện của cha mẹ tôi bắt đầu như thế này:- Cha và mẹ tôi là bạn học cùng lớp suốt 10 năm học. Ở ngoài Bắc trước đây, học sinh học theo hệ thống 10 năm, tức hết lớp 10 là hết trung học. Sau đó mẹ tôi thi đậu vào đại học còn cha tôi thì đậu vào một trường trung cấp, cả hai đều ở ký túc xá của trường mình trên tỉnh.Mẹ tôi kể rằng chuyện tình cảm của mẹ lúc còn học trung học rất éo le. Ngày ấy, mẹ tôi là bí thư chi đoàn của lớp, vừa học giỏi, vừa hát hay lại vừa xinh đẹp nhất trường. Trong khi đó thì cha tôi là một học sinh tầm thường trong lớp. Điểm nổi bật nhất của cậu học trò này là ít nói, sống khép kín, gần như không được ai biết đến. Oái oăm thay cậu lại thầm yêu mẹ tôi, cô nữ bí thư xuất sắc của lớp. Tuy nhiên, hình ảnh chiếm trọn trái tim mẹ tôi không phải cậu học sinh đó mà là ông thầy dạy môn Văn trong lớp, bí thư đoàn trường, trẻ tuổi, đẹp trai, chưa lập gia đình. Thế nên, dù biết “người câm như hến” mang mối tình si nhưng mẹ tôi vẫn không để ý đến cậu.Mới học lớp 10, tức cuối cấp III, 16 tuổi nhưng mẹ tôi đã lao vào yêu đương, lén lút vụng trộm như con thiêu thân lao đầu vào lửa với ông thầy đẹp trai, nói hay như gió đó. Yêu thầy, mẹ tôi quyết tâm thi đậu vào Đại học Sư Phạm cũng cùng khoa Văn để được bằng thầy. Trong khi đó thì cậu học sinh “con người ít nói” trong lớp chỉ đậu vào trường Trung cấp Công Nghiệp.Mẹ tôi đã yêu hết lòng nhưng tình yêu của mẹ không được đáp ứng chung thủy như mẹ tưởng tượng. Khi mẹ từ trường ĐHSP Vinh, vượt 60km về trường cũ ở nơi quê nhà để báo tin cho ông thầy biết là mình có thai, hậu quả của việc đã quá si mê, vượt rào, ăn cơm trước kẻng, thì mẹ choáng váng phát hiện ra có một cô nữ bí thư chi đoàn khác cũng trẻ trung, xinh đẹp như mẹ hai năm về trước, đang quấn quýt với thầy bí thư đoàn trường, người yêu của mẹ.Mặc dầu choáng váng, điên dại nhưng mẹ tôi vẫn kiên nhẫn chờ cho cuộc hò hẹn giữa thầy với cô học trò trẻ đẹp kết thúc, để gặp và nói chuyện với thầy về cái thai mà mẹ đang mang trong bụng. Bản chất của vị bí thư đoàn trường đẹp trai, thần tượng của bao nhiêu nữ sinh trong trường đã bộc lộ rõ khi thầy thẳng thừng trả lời: “Em bỏ cái thai đó đi! Cuộc sống còn dài, ai biết trước tương lai ra sao mà đã vội nói đến chuyện cưới hỏi, sinh con sinh cái. Anh chưa sẵn sàng cho việc làm chồng làm cha lúc này!”.Mẹ đau khổ, thất thểu đón xe trở về trường đại học, nước mắt hòa với nước mắt.Khi chuyến xe đò ban đêm chạy đến gần cầu Bến Thủy, cách trường ĐHSP mấy cây số, mẹ kêu cho xe dừng lại. Mẹ xuống xe, tới đầu cầu và tuyệt vọng với ý nghĩ là phải tự tử, phải chết đi để tránh mọi sự phiền phức. Mẹ - một cô gái mới 18 tuổi - thời của mẹ việc phá thai không phải dễ dàng. Mẹ không biết phá ở đâu và phá bằng cách nào. Ngoài ra, có thai trong khi còn đang đi học sẽ bị nhà trường kiểm điểm, kỷ luật, đồng thời cũng là nỗi ô nhục rất lớn cho cả gia đình, họ hàng thân thuộc. Mẹ đã đến bước đường cùng.Không kịp nghĩ gì nữa, mẹ liều nhắm mắt gieo mình xuống sông trong đêm tăm tối mịt mùng.Nhưng số phận không cho phép mẹ trốn chạy nỗi khổ đau dễ dàng như vậy. Lúc mẹ còn đang đứng đợi xe đò để trở về trường thì “người bạn ít nói cùng lớp” trước đây cũng có mặt trên chiếc xe đó. Cậu chỉ đậu vào trường Trung cấp Công nghiệp cách trường ĐHSP của mẹ hơn 3 cây số. Thứ bảy tuần nào cậu cũng đến trước cửa ký túc xá của mẹ để “trồng cây si” cho dẫu biết mẹ đã có người yêu là ông thầy dạy Văn, bí thư đoàn trường, trẻ tuổi, đẹp trai, một trời một vực so với cậu. Mẹ cũng đã nói rõ với cậu rằng giữa cậu với mẹ chỉ là bạn cùng lớp, không có gì khác. Mặc, cậu vẫn thầm yêu mẹ, làm như trên đời này ngoài mẹ ra không còn một cô gái nào khác chiếm nổi trái tim cậu. Trên chuyến xe khách ấy, cậu nhìn thấy mẹ lên xe với đôi mắt sưng húp vì khóc nhiều. Nhưng vốn nhút nhát, cậu chỉ lặng lẽ ngồi quan sát từ phía đằng sau. Khi xe chạy đến gần đầu cầu Bến Thủy, thấy mẹ đột ngột kêu xe dừng lại rồi mẹ xuống xe, thậm chí quên cả không xách theo chiếc ba lô nhỏ, hành trang của mình. Cậu rất ngạc nhiên, thoáng suy nghĩ rồi cũng xuống xe, xách hai chiếc ba lô, lẳng lặng đi theo sau.Thấy mẹ đứng bất động như pho tượng bên cạnh thành cầu, cậu đoán rằng mẹ có chuyện gì buồn lắm nên mới có những cử chỉ lạ lùng như vậy. Trong lúc cậu còn đang chần chừ, chưa biết phải giải quyết thế nào thì mẹ đã gieo mình xuống sông. Cậu kinh hoảng, kêu thét lên và lao tới định níu mẹ lại nhưng không kịp, mẹ đã rơi xuống sông sát với mé cầu.Tiếng hô hoán kêu cứu của chàng thanh niên khiến ông lái đò đang gác mái chèo nằm ngủ trên đò ở gần chân cầu. Ông là người chuyên làm việc từ thiện, đã bao năm nay đi vớt xác người chết đuối hoặc người nhảy xuống sông tự tử. Trong đêm tối, phải khó khăn lắm ông và cậu thanh niên mới tìm thấy “xác” của mẹ đang bị mắc ở gần chân cầu. Cái nhảy xuống sông của mẹ sát với đầu cầu đã làm cho mẹ không bị nước cuốn đi nhưng bị đập đầu vào bãi đá cạn, khiến mẹ bị liệt não một thời gian dài.Mẹ nằm bệnh viện, bảo lưu kết quả học tập, và người bạn ít nói cùng lớp là kẻ duy nhất ở bên cạnh mẹ khi mẹ đã tới tận cùng của sự khốn khổ. Hôn mê mất hơn một tuần, khi mẹ tỉnh lại thì thấy người bạn cũ ở bên cạnh như người thân yêu nhất. Cậu ký vào mọi giấy tờ thủ tục để bệnh viện làm phẫu thuật cho mẹ, như một người chồng sắp cưới. Cái thai không giữ được vì cú va đập quá mạnh.Mẹ nằm nhà thương, tương đối đã qua được cơn nguy kịch, qua được ranh giới giữa cái sống và cái chết, bấy giờ cậu mới báo tin cho ông bà ngoại, tức cha mẹ của mẹ ở quê nhà, được biết.Không thể nói hết nỗi bàng hoàng của ông bà ngoại khi chứng kiến mẹ bị băng bó, nằm bất động trên giường bệnh, đầu tóc cạo trắng xóa do phải mổ cấp cứu trên đầu. Ông bà ngoại bị sốc và quá đau khổ trước tai nạn của con gái. Sau khi nghe bác sĩ thuật lại toàn bộ sự việc: mẹ bị tai nạn ra sao, nhảy cầu tự tử như thế nào, rồi cái thai trong bụng bị sẩy do cú va đập mạnh.Con gái ông bà có chửa trong khi mới 18 tuổi còn đang đi học? Ông bà ngoại không thể giữ bình tĩnh được nữa, bèn gặp cậu bạn cùng lớp của mẹ để hỏi cho rõ ràng, vì lâu nay ông bà biết hai đứa là bạn học chung một lớp. Không ngờ, cậu bạn cúi đầu, nhận hết mọi tội lỗi về mình và thừa nhận chính mình là tác giả cái bào thai trong bụng con gái ông bà, khiến cô phải nhảy cầu tự tử. Ông bà ngoại không còn sức để đau khổ được nữa. Bà ngoại chỉ vào mặt cậu, chửi mắng cậu thậm tệ, còn ông ngoại thì làm đơn tố cáo lên trường Trung cấp Công Nghiệp, nơi cậu đang học năm thứ hai để nhà trường đuổi học cậu.Sau tai nạn, mẹ bị liệt hai chân, tinh thần dao động nặng. Trước sự oan trái của người bạn cũ, mẹ chỉ biết khóc. Mẹ không thể học tiếp Đại học Sư Phạm được nữa. Giấc mơ tình yêu và ước vọng trở thành cô giáo dạy văn cấp III của mẹ đã bị dập tắt phũ phàng. Mẹ đối diện với thực tế bi thảm, không niềm tin, không tương lai và quá đau đớn về sự bội bạc của người yêu, cũng như tuyệt vọng về tình trạng sức khỏe của mình. Mẹ giờ đây trở thành con người tàn phế, phải rời giảng đường đại học để được cha mẹ thuê xe chở đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác với hy vọng phục hồi được chức năng đôi chân.Mặc dầu ông bà ngoại đã gặp ban giám hiệu trường ĐHSP trình bày hoàn cảnh và xin bảo lưu kết quả học tập của mẹ trong hai năm qua, nhưng mẹ nhất quyết không nghĩ đến việc trở lại giảng đường để tiếp tục giấc mơ trở thành giáo viên cấp III của mình nữa. Mẹ nằm trong bệnh viện, trong những cơn đau đớn cả về thể xác cũng như tinh thần.Từ một cô gái sôi nổi, vui tính và nhiều ước mơ, mẹ biến thành một người bị tự ti mặc cảm, luôn luôn nghĩ đến cái chết. Mẹ bám riết lấy ý nghĩ sẽ tìm cách tự tử để kết thúc tình trạng chán chường và bi đát đó.Khi tất cả bạn bè, người thân của mẹ không còn năng lui tới, thăm hỏi, an ủi mẹ được nữa vì họ phải trở về với công việc học hành hay với đời sống riêng tư, thì người duy nhất còn lại gần gũi với mẹ chỉ là người bạn ít nói ngày xưa. Cậu đã bị đuổi học nên quyết định đi học nghề sửa xe gắn máy. Những lúc rảnh rang, cậu lén đến bệnh viện thăm nom và khuyến khích mẹ, khuyên nhủ mẹ hãy có can đảm vượt qua số phận. Ông bà ngoại vẫn căm ghét cậu, không tha thứ tội lỗi của cậu nên không chấp nhận cho cậu đến chăm sóc mẹ.Thấy cậu oan uổng quá, đến lúc này mẹ mới nói với ông bà ngoại tất cả sự thật. Ông bà ngoại lặng người, bàng hoàng trước sự thú nhận của con gái. Nghe xong, ông ngoại khóc và nói với mẹ: “Con ơi, con nợ người ta món nợ quá lớn rồi. Còn cái tội của cha mẹ thì không thể nào rửa sạch được!”. Rồi ông ngoại lại khóc, ông đi tìm cậu thanh niên, quỳ xuống trước mặt cậu - một người chỉ đáng tuổi con của ông - để xin cậu tha thứ cho sự hiểu lầm và những thiệt thòi ông đã gây ra cho cậu. Cậu cuống quít đỡ ông dậy, rồi cả hai cùng khóc. Vốn tính ít lời, cậu chỉ vắn tắt nói với ông ngoại: “Xin cha cho phép con trông nom HT. Con yêu cô ấy lắm!”. Cậu chỉ nói được có vậy và ông ngoại lại khóc nức nở.Cậu vừa học nghề vừa làm thêm ở trung tâm sửa chữa xe gắn máy. Cuối ngày, cậu lại vào bệnh viện với mẹ, chăm sóc tận tình và chu đáo như một người chồng, đó là điều mà cả mẹ lẫn ông bà ngoại cùng mọi người chung quanh đều rất ngạc nhiên, không thể giải thích được. Một thanh niên lành lặn, đầy sức sống, còn độc thân cũng như chưa từng có người yêu theo đúng nghĩa của nó, lại quyết tâm dành hết tình yêu cho một cô gái đã tàn phế cả tinh thần lẫn thể xác? Những vết thương lòng của cô đối với người “thầy” tệ bạc trước đây có thể lành được không? Không ai hiểu nổi tại sao cậu lại quyết định gắn bó cuộc đời mình với người con gái đã yêu người khác như thế. Cha mẹ cậu khi biết chuyện này đã phản đối kịch liệt. Ông bà đến tận bệnh viện gặp ông bà ngoại và nói: “Ông bà đau khổ như thế nào về tai nạn của cháu HT thì đừng bắt chúng tôi phải đau khổ như vậy khi thấy con trai chúng tôi quá mê muội, suốt đời sẽ phải gánh cái gánh nặng vì cháu HT”.Mặc cho cha mẹ mình khóc lóc van xin, thậm chí đe dọa sẽ từ bỏ nếu con trai cứ nhất định gắn bó với đứa con gái tật nguyền trên chiếc xe lăn, cậu vẫn một lòng, không hề suy suyển.Mẹ tôi không chịu nổi sự đàm tiếu của dư luận cũng như phản ứng của phía bên gia đình người con trai, hơn nữa lại bị mặc cảm về sự tàn tật, nên bèn bí mật bỏ nhà ra đi với chiếc xe lăn.Không ai có thể hình dung được mẹ đã ra đi với tình trạng cơ thể như vậy. Mẹ bỏ đi đâu với hai bàn tay trắng và đôi chân tật nguyền, ngay cả vấn đề vệ sinh cá nhân cũng không tự mình lo được?Cả nhà bổ đi tìm. Cha tôi - bây giờ tôi dùng tiếng “cha” thay vì tiếng “cậu” hay tiếng “người thanh niên ấy” xa lạ trước đây - tất tưởi trên những chiếc xe Bắc-Nam để đi tìm mẹ. Tuyệt nhiên không thấy tăm hơi. Cả nhà đã nghĩ đến trường hợp xấu nhất là có thể mẹ đã nhảy xuống con sông nào đó tự tử. Ông bà ngoại tôi đi báo với công an về sự mất tích của mẹ. Cha tôi ngược xuôi sông ngòi và những nơi cha đoán có thể mẹ đã tìm đến cái chết; cũng không loại trừ khả năng mẹ tá túc ở đâu đó để sống cuộc sống ẩn dật, trốn tránh tình cảm của cha cũng như những lời bình phẩm của thiên hạ và trốn tránh những dằn vặt trong lòng.Không ai biết được rằng, mẹ đã quen biết một cô cùng cảnh ngộ, đã từng nằm điều trị trong bệnh viện với mẹ, nhờ cô khi về thì liên hệ giùm với trung tâm khuyết tật ở tận Ban Mê Thuột thuộc tỉnh Đắc Lắc. Khi đã biết rõ tình hình, mẹ nhờ cô mua vé xe, đưa mẹ lên xe tuyến Bắc-Nam để vào trung tâm dành cho người khuyết tật này. Mẹ muốn đi thật xa để xóa bỏ quá khứ đau buồn đồng thời để cha có cơ hội lập gia đình với người con gái khác, sẽ sống hạnh phúc hơn là sống với mẹ. Mẹ không muốn suốt đời cha phải gánh chịu bất công vì mẹ.Nhưng mẹ đã lầm. Tình yêu của cha lớn và kỳ lạ hơn mẹ tưởng tượng. Cha đã tìm mẹ ròng rã suốt hai năm trời. Cứ mấy tháng một lần, khi nào dành dụm được chút tiền lương từ trung tâm sửa chữa xe gắn máy, cha lại xin nghỉ ít lâu để đi tìm mẹ. Cũng may công việc sửa xe gắn máy của cha rất thịnh hành và có thu nhập cao. Cha khéo tay, giỏi nghề nên ngoài việc làm ở trung tâm, cha còn có các khách hàng đem xe tới nhà nhờ sửa, nên tiền kiếm được không phải là ít. Tuy nhiên, suốt 2 năm trời, bao nhiêu tiền kiếm được cha tiêu xài vào việc đi tìm mẹ.Không ai giải thích nổi tình yêu của cha. Trong trái tim cha chỉ có hình bóng của mẹ. Dù hai chân mẹ đã tàn phế, tâm hồn mẹ đã nhàu nát vì đã trao lầm tình cảm cho kẻ bội bạc, nhưng cha vẫn yêu mẹ và chỉ có một hình bóng của mẹ mà thôi. Không một trung tâm khuyết tật nào mà cha không tới, hoặc liên lạc bằng thư từ, hay bằng điện thoại, về người con gái bị liệt hai chân tên là HT với địa chỉ, quê quán cụ thể.Cuối cùng, có lẽ trời phật cũng thương xót tấm lòng của cha dành cho mẹ nên đã cho cha gặp được mẹ. Nghe tin mẹ ở trung tâm khuyết tật Ban Mê Thuột, lập tức cha thu xếp vào ngay trong đó.Lần đầu tiên sau 2 năm bỏ nhà ra đi, trông thấy cha, mẹ oà lên khóc và gục đầu vào ngực cha. Mẹ không thể hiểu tại sao một con người đã bị tật nguyền vì lầm lẫn như mẹ lại được hưởng tình yêu hiện tại. Người con trai ấy mặc dầu ít nói nhưng đã có mặt bên cạnh mẹ những lúc mẹ đau khổ nhất, tuyệt vọng nhất và khốn quẫn nhất.Cha và mẹ đã có nhau trong hoàn cảnh như vậy sau bao cố gắng tìm kiếm của cha. Để mẹ đỡ bị tự ti, cha trở về nhà thu xếp rồi vào lập nghiệp ở Ban Mê Thuột. Cha xin với trung tâm khuyết tật cho mình mở một cửa tiệm sửa xe nho nhỏ ngay trước cổng trung tâm gần bên lề đường, vừa để kiếm tiền nuôi mẹ vừa để dạy miễn phí nghề sửa xe cho những người trong trung tâm tương đối còn khá lành lặn, có thể học được. Việc làm ăn dần dần khấm khá, các cô chú trong trung tâm rất quý mến, coi cha như người thân thiết cùng trong trung tâm mặc dầu cha là “người ngoài”, không bị khuyết tật.Quý vị ơi, kể đến đây tôi lại bật khóc. Tôi xúc động như vậy không hiểu quý vị có cho là mau nước mắt hay không? Nhưng sự thật tôi rất kính mến cha tôi. Tôi thường hãnh diện với ý nghĩ rằng dù mẹ tôi có lầm lẫn trong thời tuổi trẻ nhưng trời phật đã thương xót, ban cho chúng tôi có một người cha như vậy. Cha mẹ tôi sinh ra tôi và một đứa em trai nữa. Hạnh phúc đã đến với mẹ tôi khi sinh được hai đứa con, một trai một gái. Mặc dầu bị liệt nửa người nhưng khả năng sinh nở của mẹ vẫn bình thường. Có thể là do ông trời đã nhón tay làm phúc cho mẹ, để mẹ có được thiên chức của người vợ là sinh được con để bù lại cho tình yêu kỳ lạ hết sức rộng lớn của cha. Mẹ không đi lại được, mọi việc vệ sinh cá nhân, rồi mang thai, rồi sinh nở, tất cả đều do cha lo. Chúng tôi sinh ra trong trạm y tế nhưng sau đó cha chăm sóc từ lúc còn đỏ hỏn cho đến khi trưởng thành.Tuy nhiên, cuộc đời của mẹ chưa hết những phép mầu. Khi tôi lên 5 tuổi, có hai cha con ông cụ lang thuốc người dân tộc thiểu số, tình cờ chở nhau đi ngang qua thì xe bị hỏng, bèn ghé vào cửa hàng của cha để nhờ sửa chữa. Thấy mẹ ngồi trên xe lăn, trong khi chờ đợi, thầy lang bắt mạch giùm rồi nói rằng có thể chữa cho mẹ đi lại được nhưng phải thật kiên trì.Cha không hy vọng nhiều song vẫn theo cụ vào bản lấy thuốc cho mẹ uống. Sau một năm trời ròng rã được cụ chữa chạy, mẹ tôi đã đứng dậy và đi lại được, tự làm những việc lặt vặt như vệ sinh cá nhân và đi lại trong nhà. Tuy nhiên, do bị liệt khá lâu nên hai chân của mẹ còn yếu, chỉ mới đi lại được khoảng ngắn, nhưng đó cũng là một điều may mắn quá sức tưởng tượng, không còn phải lệ thuộc vào chiếc xe lăn nữa. Mẹ rất sung sướng và càng biết ơn cha hơn. Mẹ thường nói cái ơn của cha kiếp này mẹ không trả được.Cha mẹ tôi đã sống hạnh phúc bên nhau gần 25 năm nay. Hai chị em tôi đều đã lớn và có công ăn việc làm. Năm nào tết đến, chúng tôi cũng theo cha mẹ về quê ăn tết. Ông bà nội, ông bà ngoại hai bên đã hết phân vân về cuộc hôn nhân của cha mẹ tôi và rất tự hào về sự yêu thương, chăm sóc của cha tôi đối với mẹ tôi.Vậy đó, tình yêu kỳ lạ của cha tôi là như vậy. Rất nhiều lần tôi tự hỏi trên đời này có bao nhiêu người đàn ông có tấm lòng rộng mở như cha tôi. Thế nhưng, càng lớn lên, đi làm và tiếp xúc nhiều, tôi hiểu ra rằng trên đời có vô vàn những người tốt. Lòng tốt ấy có thể bị coi là bất bình thường, thậm chí bị chê trách là trái tự nhiên, song nó vẫn xảy ra, và như một phép mầu kỳ diệu, nó mang hạnh phúc đến cho những người kém may mắn, phải không thưa quý vị?

Nguyễn Thị An Lành

[Và đây là kinh nghiệm cho các cô gái còn trẻ người non dạ, các cô nữ sinh hay yêu thầy giáo, vì các ông thầy là thần tượng của họ, các ông này đã lợi dụng các cô nữ sinh còn non dạ, lỡ bị có thai không dám khai báo vì sợ xấu hổ, bởi vậy các ông thầy này tiep tục gây them tội lỗi mà không có ai báo cáo lên cấp trên để xử phạt cái tội lừa gạt của một giáo chức ...]


Tuesday, July 23, 2013

Vịnh TỪ HẢI



Vịnh TỪ HẢI
Đòi phen tranh bá với xung hùng,

Thành quách năm toà đạp đổ tung.

Giá áo túi cơm ðâu sá kể, [1]

Sơn hà nửa gánh dậy tưng bừng

Phong trần quét sạch bầy lang sói

Vương bá [3] nề chi chuyện kiếm cung.

Khen bấy Kiều nuơng dòng nuớc bạc,

Cười ngươi Tôn Hiến quá gian hùng...


vophubong



[1] "Giá áo túi cơm"
[
…Phong trần mài một lưỡi gươm, Những phuờng giá aó túi cơm sá gì…?] [Kiu]

[2] Mộng bá vương của Từ Hãi nếu Kiều không non dạ trúng kế dụ hàng của Hồ Tôn Hiến…
 [Nghênh ngang một cõi biên thùy, Hờm gì cô quả kém gì bá vương…] [Kieu]



Monday, July 22, 2013

Xóm bảy vợ

Xóm bảy vợ
Nguyễn Quang Lập

Chiều nay moi tủ tìm mấy bài sân khấu cho cái Nhàn, tìm mãi không ra lại thấy bài phóng sự Xóm bảy vợ của mình.

Nhanh thật, mới đó đã ngót nghét 20 năm.

Hồi mới làm Cửa Việt, toà soạn đóng ở thị xã Quảng Trị. Thằng Dục (Lê Đức Dục), thằng Hoan (Đinh Như Hoan) tới toà soạn, nói dưới Hải Lăng có ông bảy vợ, lập thành một xóm gọi là Xóm bảy vợ. Nghe hay, đi với chúng nó liền.

Có cái xóm bảy vợ thật, ở làng Câu Nhi, cuối huyện Hải Lăng, giáp ranh với đất Thừa Thiên, cách đường quốc lộ không đầy cây số. Mình qua lại đây cả trăm lần mà không hề biết.

Anh Xuân Đức viết tiểu thuyết Tượng đồng đen một chân, kể một ông thầy lang cua cả bảy chị em làm vợ… là từ cái xóm này đây.

Trưởng xóm là ông Trần Chu, hồi đó ông mới 60 tuổi, nghe nhà báo đến thích lắm, ngồi kể vanh vách cả buổi chiều.

Cái tên Xóm bảy vợ là có từ thuở ông mới có bảy vợ. Thực sự ông có 14 vợ, bảy bà ở xóm này, ba bà ở Đông Hà, hai bà ở Đà Nẵng, một bà đi Mĩ, còn một bà ốm đau đã chết.

Ông có sáu chục đứa con, 123 cháu. Quả là đại đội con, tiểu đoàn cháu.

Ông dắt ba thằng đi từng nhà chỉ các bà vợ, cười oang oang, nói mụ ni tui cua ở... mụ ni tui cua ở… Các bà đều đã già, trông ai cũng lam lũ, xơ xác, nhưng hồi xưa chắc ngon, ít nhất cũng phong nhũ phì đồn. He he

Mình hỏi ông Chu, nói các cô biết bác đã có nhiều vợ vẫn về với bác à? Ông nói về chơ. Thằng Dục nói họ vẫn yêu bác như thường à? Ông nói yêu chơ, không yêu răng về.

Cái xóm này vào thời kì cao điểm lên tới 11 bà. Mình hỏi nhiều thế sao bác đủ sức nộp thuế cho hết? Ông nói được chơ, gấp đôi cũng được. Ba thằng trợn mắt thè lưỡi.

Thằng Dục nói bác làm sao tài vậy, kể chúng cháu nghe với. Ông cười hè hè, nói thì cứ tụt quần ra mần thôi, khó chi.

Ông kể ông ở nhà riêng, không ở chung với bà nào. Cứ nửa đêm, đợi con cháu ngủ là ông xách quần đi hết nhà này sang nhà khác, hết một vòng đến ba giờ sáng. Quay về nhà mình uống vài chén rượu, ông lại xách quần đi một vòng nữa, rồi ngủ đến tám giờ sáng mới ra đồng. Ông kể đôi khi cao hứng ông kêu ba bà tới mần một lúc, bà nào cũng no đủ, không bà nào thắc mắc.

Thằng Hoan nói nhưng các cô ở gần nhà nhau làm sao mà đoàn kết? Ông nói đoàn kết chơ, bà mô kêu ca ghen tuông, tui đè cổ mần cho cả đêm, trợn mắt ra, sau không dám kêu ca nữa.

Ba thằng chắp tay vái ông, nói sư phụ! Sư phụ!

Mình về viết một bài phóng sự dài, thêm muối thêm ớt, nổi tiếng khắp tỉnh, lan ra cả nước. Nhiều báo trong nước đăng lại, ti vi nghe tiếng xách máy về quay.

Ông sợ quá, sợ bị coi là đa thê, vi phạm pháp luật công an bắt. Không biết có ai doạ, ông hớt hải tìm về thị xã gặp mình, nhăn nhó khẩn khoản, nói nhờ anh đính chính lại cho, không chết tui.

Mình nói ai bắt cứ bảo cháu, giám đốc sở công an Trương Hữu Quốc là bạn cháu mà, bác khỏi lo đi.

Ông vẫn không tin. Mình giả vờ gọi điện cho anh Quốc, nói anh Quốc à, trường hợp ông Trần Chu các anh xử lí thế nào?... Không xử lý gì cả à?.. Vâng cảm ơn anh.

Nghe vậy ông mừng lắm.

Mình nói đáng lẽ tỉnh phải khen thưởng bác. Bác quản lí cả cái xóm nhiều vợ, đông con, lắm cháu bao năm rồi không có chuyện gì xảy ra là rất tài. Nhiều nhà một vợ hai con, đúng pháp luật lại cãi nhau đánh nhau suốt ngày.

Ông cười ngượng nghịu, nói è he... tài cán chi anh, trăm sự nhờ vào con cu tui cả thôi.


Saturday, July 20, 2013

MƠ THÀNH CA SĨ






THƠ VUI CUOI TUẦN:





MƠ THÀNH CA SĨ



Bỏ bạn bỏ em bỏ cả trường


Bỏ tình nhăng nhít bỏ ghè tương


Lên Đài Tiếng Hát Mầm Non Trẻ


Vào Hội Thi Tài Tuyển Sắc Hương


Mong chẳng gặp ông - phường háo sắc


Cầu không đụng mụ – ả chơi lường


Trở thành ca sĩ very hot


Thiên hạ ôm hôn má nõn nường ...


vophubong

Thursday, July 18, 2013

NGƯỜI KHÁCH CŨ

 
 
 
 
 
NGƯỜI KHÁCH CŨ
 
 
Ta vẫn khách lữ hành ngày tháng cũ,
 
  Hồn rêu phong còn in đậm dấu giày. ..
 
Đã xa lắm của môt thời đạp đất,
 
  Kiếm ngang trời phiêu bạt giữa binh đao! …
 
Nay dừng lại giữa trời mây non nước,
 
  Còn ai đây ? Mời chén rượu tương phùng!
 
  Núi lặng lẽ ... Ngàn năm trơ vách đá,
 
  Trăng im lìm ... Chờ đợi khách qua sông...
 
  vophubong

Tuesday, July 16, 2013

SUC KHOE LA VANG




Ngăn ngừa bị Stroke ( Tai biến mạch máu não):
Xin thưa: cách hay nhất là Thiền!
Một khi thấy có triệu chứng bất thường như : chóng mặt bất ngờ, lưỡi như líu lại, nhức đầu lạ lùng, đi đứng lảo đảo, mệt không lý do... thì LẬP TỨC THIỀN! Rất đơn giản:

-Hít vào thật chậm cho Oxygen ùa vào cơ thể tràn ngập.
-Ngưng thở bằng cách đếm 1,2,3,4,5 theo nhịp tim (thật chậm)
-Thở ra cũng thật chậm

Trong khi đó thì tập trung tư tưởng, gạt mọi suy nghĩ ra khỏi trí óc, chỉ nghĩ đến mình đang hít thở thật chậm. Không nghĩ đến kết quả của việc thở, không lo sợ có tác dụng hay không, không nghĩ đến mình đang bị nhức đầu, đang chóng mặt.... nghĩa là
TUYỆT ĐỐI KHÔNG NGHĨ ĐẾN VIỆC GÍ KHÁC NGOÀI VIỆC THỞ CHẬM.
Làm từ 15 đến 20 lần như thế này thì nhất định cơn Stroke sẽ qua đi.
Có một tài liệu còn nói "trước khi Thở phải Ho mạnh để kích thích tim mạch đã..."
Dĩ nhiên, sau 20 lần đó, nếu còn thì giờ, cứ tập tiếp, rồi tập thở mỗi ngày hai lần, một lần chừng 30 phút thì bảo đảm sức khỏe sẽ tiến triển tốt lắm. (Những ai thích hát Karaoke sẽ đột nhiên thấy mình hát dài hơi hơn mọi lần trước đây. Nếu ai "Không" tin, thì cứ việc tập thử chừng hai tuần lễ sẽ thấy kết quả ngay.)
Những ai hay bị chóng mặt, nhức đầu, lảo đảo như thế thì nên uống đều đặn mỗi ngày một viên Aspirin 81mg để phòng ngừa bị Stroke.
( Ẩn Danh )

Date: 2012/10/22
Subject: Fw: Não & Tim và Thiền
To:
Não & Tim và Thiền
Description: alt
Cách đây vài năm, khi tôi đang còn chủ trương một chương trình có tính cách thiện nguyện và phải trang trải và chi tiêu rất nhiều cho chương trình này, trong khi không có sự trợ giúp nào từ phía chính phủ cả, tôi đã suýt bị “stroke” và chấm dứt cuộc đời ở đây, nếu không có Thiền.
Buổi tối hôm đó, tôi đang ngồi ở nhà, lo lắng khủng khiếp về số tiền mà mình phải chi gấp cho tiền nhà, tiền điện thoại, cũng như một số tiền linh tinh khác hầu giữ cho chương trình được tiếp tục, bất ngờ tay chân tôi tự nhiên rung giật khác thường. Mới đầu là rung nhẹ, sau giật liên hồi, không kiểm soát được nữa. Bắp thịt miệng tôi cũng giật luôn. Tôi hốt hoảng, cố gọi người con trai bằng một loại âm thanh đứt quãng của mình. May mắn cho tôi là anh con trai tôi vừa đi ngang qua, nhìn thấy tôi đang rung giật, vội gọi cậu em và hai anh em hốt hoảng chở tôi vào ngay bệnh viện UCI cấp cứu.
Ngay lúc đó, tôi cố gắng kiềm chế không cho tay chân rung giật, nhưng cơ thể tôi đã bắt đầu bất tuân lệnh, tôi đành chấp nhận các cơn run rẩy liên tục. May mắn cho tôi là trí óc còn tỉnh táo. Trong tình hình nguy kịch ấy, tôi chợt nhớ đến Thiền!
Tôi nghĩ chỉ còn phương cách này mà thôi, vì từ nhà đến bệnh viện, khiêng ra khiêng vào cũng bao nhiêu phút, có thể từ liệt đến chết. Nhớ đến điều đó, tôi bình tĩnh ngay và bắt đầu hít thở thật dài, thật sâu. Tôi nhắm mắt lại, mặc cho hai ông con trai lo bế ra xe, nổ máy và chạy đi, tôi chỉ tập trung tư tưởng, và hít thở theo Thiền. Từ từ hít vào bằng mũi, theo dõi hơi thở mình tới bụng, ngưng lại ba giây (đếm thầm 1,2,3), rồi từ từ thở ra, cũng thật chậm. Tôi cứ làm thế, không màng đến ngoại cảnh, chỉ trừ khi bác sĩ hỏi vài câu hỏi thì trả lời, sau đó, thì mặc họ, chụp phim X-Ray tại chỗ, rồi qua MRI, rồi Siêu âm, chích nước biển… Cứ xong một việc, tôi lại nhắm mắt, hít thở. Suốt đêm như vậy, tôi không suy nghĩ gì, để cho óc não thoải mái, không tạp niệm, không run sợ, không lo âu, không phỏng đoán bất cứ điều gì. Trong óc tôi, chỉ có một tư tưởng chạy qua chạy lại: “Bình tĩnh, không nghĩ gì hết, tập trung tư tưởng hít thở. Hít vào…. Nén hơi, 1,2,3… Thở ra…Hít vào….”
Cứ thế, tôi dần dần đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng (một phần có lẽ (?) bệnh viện cho tôi thuốc ngủ chăng?) Đến nửa đêm tỉnh giấc, tôi lại tiếp tục hít thở.. Hít vào… thở ra… trong khi tay chân vẫn để xuôi thẳng theo thân người. Rồi lại ngủ. Đến sáng hôm sau, khoảng 11 giờ, thì bác sĩ trực đến, cho tôi biết là chẳng có gì quan trọng cả, chỉ là một cơn “stroke” nhẹ, đã qua khỏi rồi. Tôi hỏi ý kiến ông về việc tôi hít thở, tập trung tư tưởng, hít vào, nén hơi, rồi xả ra.. Ông bác sĩ người Mỹ giật mình, nhìn tôi: “A! Tôi biết rồi! Ông làm đúng đó! Ông đã Thiền để tự cứu mạng mình! Nếu ông không làm như thế, thì bây giờ ông đã gặp khó khăn rồi!” Bác sĩ còn cho biết cơn “light stroke” (Xuất huyết não nhẹ) đến trước, báo động cho cơ thể biết là nó sắp tấn công cơn thứ hai, mạnh hơn và đưa đến tử vong hoặc bại liệt! Nếu tôi tiếp tục lo lắng, sợ hãi, không biết Thiền thì nhất định một cơn nữa sẽ dứt điểm!
Sau này, tôi đọc trên Internet, thấy có lời khuyên của các Y Sĩ là khi có cảm giác sắp bị “nhồi máu cơ tim” (heart attack), thì việc đầu tiên cũng là ho vài cái rồi hít thở thật sâu và thật dài, tối thiểu 10 lần sẽ cứu được mạng.

Triệu chứng bị “heart attack” được thể hiện dưới hính thức sau:
-Đau thắt tim.
-Cơn đau chạy từ tim đến dưới cánh tay trái. Nói “dưới” nghĩa là cơn đau buốt chạy phía dưới bắp thịt cánh tay trái.
-Hơi thở gấp rút, ngắn và giật
-Mệt bất ngờ, lưỡi líu lại.
-Có thể muốn ói mửa.

Đó là những triệu chứng đầu tiên báo hiệu có thể có một cục máu bầm đang làm tắc nghẽn máu về tim, làm trái tim phải đập mạnh tối đa để làm tròn phận sự của nó là đẩy cục máu ra khỏi chỗ kẹt, nhưng vì không thể làm được chuyện đó, nên tim đành đứng lại.

Còn xuất huyết não, có thể một (hay tất cả) các triệu chứng sau:
-
Mệt bất ngờ, lưỡi có thể líu lại, nói lăng nhăng, lắp bắp.
-Mất thăng bằng.
-Tê liệt một phần thân thể, tê một bên mặt.
-Có những cử động bất thường.
-Nhức đầu khủng khiếp

Theo nguyên tắc bảo vệ sức khỏe, nếu thấy những triệu chứng này, lập tức gọi 911, bất kể đang ở đâu, đang làm gì. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, việc tự gọi 911 không thực hiện được, vì ở xa máy điện thoại, hoặc tay chân run giật, ngã lăn xuống đất, hoặc đang lái xe… Vậy, phương pháp duy nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất trong khi chờ chữa trị là Thiền.

Thực hiện Thiền rất đơn giản, gồm hai việc : xả bỏ và tập trung hít thở.

-Xả bỏ : Lập tức bỏ qua mọi suy nghĩ, lo âu, và tự mình “nói” (trong đầu) với mình là “không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, xả bỏ, xả bỏ, xả bỏ…”
-Tập trung hít thở : Trước hết là nhắm mắt lại, tay chân ở đâu, để đó, hít vào thật chậm, theo dõi hơi thở qua mũi, dồn xuống phía dưới bụng, nén hơi, đếm 1,2,3 rồi từ từ thở ra, theo dõi hơi thở đang đi qua mũi.
Cứ thế mà lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trường hợp đang lái xe, mà thấy có triệu chứng gì bất thường như trên, lập tức tấp xe vào lề đường, bật đèn báo động lên, và nhắm mắt hít thở… Nhất định sẽ tự cứu được mạng sống mình.

Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình, vợ chồng con cái. Người hay suy tư thì luôn nghĩ về ý nghĩa cuộc đời. Kẻ làm thương mại thì luôn luôn tính toán… Khi suy nghĩ, suy tư, tính toán mà có tìm ra giải pháp, thì cơ thể vẫn chấp nhận được. Các nhà toán học, khoa học, triết học, chính trị gia luôn suy nghĩ. Nhưng nếu cường độ suy nghĩ tăng lên đến một độ cao, hầu như không nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mắt mở, (có khi ngủ cũng vẫn suy nghĩ), mà nếu cảm thấy không tìm ra giải pháp, thấy “bí”, cùng đường tắc lối, thì có thể hệ thống thần kinh não bộ chịu không nổi, phải phản kháng lại, và lúc đó, sẽ gây rối loạn, hoặc biến thành trầm cảm, hoặc xuất huyết não. Trước khi biến thành trầm cảm, có thể có một giai đoạn bị “sự kích thích tấn công” (anxiety attack). Điều này có khi nguy hiểm hơn bị nhồi máu cơ tim, vì nếu bị nhồi máu cơ tim mà chữa được, chỉ việc nghỉ ngơi, ăn uống cẩn thận trở lại, thì hết bệnh. Còn nếu bị “sự kích thích tấn công”, hậu quả sẽ rất lâu dài và khó chữa. Người bệnh luôn nhức đầu, thấy có “cái gì” chạy qua chạy lại trong đầu, tim luôn đập nhanh, ngủ hay giật mình, hoảng hốt, sợ hãi hoài, sợ chết, sợ bệnh, sợ đau, sợ cô đơn, sợ bị vợ chồng, con cái bỏ rơi, sợ mất việc.. và sức khỏe xuống thê thảm. Không còn cử động mạnh và nhanh được, lúc nào cũng nghi tim mình có vấn đề, ăn uống không ngon, mất hứng thú xem phim, nghe nhạc, đọc báo. Nói chung là biến thành trầm cảm, suốt ngày lừ đừ, đặt đâu ngồi đấy, rồi chờ chết! Đi khám bệnh, thì sẽ không thấy toa nào ngoài các toa thuốc an thần, có tính chất gây nghiện. Nếu uống vào thì khỏe, không uống thì nhớ, rồi uống hoài, uống hoài… Ghiền!
Vậy, làm sao trị được hoặc ngăn chặn được hai căn bệnh này mà không dùng thuốc: Thiền! Nếu phối hợp được với các phương pháp khí công khác, như Yoga, Tài Chi, Hồng Gia, thì sức khỏe sẽ hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, nếu bệnh nặng, cần thêm rất nhiều Vitamin B1, vì Vitamin B1 làm lợi cho tế bào não, giúp trí nhớ và giúp cho việc suy nghĩ không bị trở ngại.

Tuy nhiên, theo luật Đời và luật Trời, cuộc sống, tự nó, mang rất nhiều giới hạn. Không có gì vĩnh viễn, không có chi gọi là trường tồn. Vậy, muốn sống khỏe với thiên nhiên, cần giới hạn nhiều thứ, nhất là giới hạn suy nghĩ, bởi tế bào não là hệ thống tế bào duy nhất, chết đi rồi thì không sản sinh thêm như các loại tế bào khác. Lớp tế bào da này chết rồi (biến thành “ghét”) thì lớp khác sinh ra. Còn tế bào não, Trời sinh ra có nhiêu thì xài nhiêu, mình làm mất đi cho công việc rồi thì không có nữa. Nhiều nhà bác học về già thành lẩm cẩm, mất trí nhớ. Khoa học gia Einstein, một hôm ngồi xe lửa, để rơi cái mũ trên đầu gối xuống đất. Một cô gái ngồi bên cạnh nhặt lên và để lại trên đầu gối ông như cũ. Ông quay qua, cám ơn và hỏi: Cô bé họ gì? Cô bé trả lời: “Dạ, thưa ba, con có họ là Einstein.”

Chu Tất Tiến


Friday, July 12, 2013

CHUYEN PHI THUONG



Thật ngạc nhiên vô cùng, VN có rất nhiều trẻ em "phi thường", vậy mà chẳng ai thèm ngó tới, mà lại đi tìm người "phi thuờng" tuốt bên Úc, lại chi ra hàng triệu USD cho việc đón rước, trong khi các trẻ em VN "phi thưòng" đang sống trong hoàn cảnh nghèo khó cụt hẳn 2 tay mà vẫn cố gắng vượt qua như vậy các em phải "phi thường" hơn hẳn anh chàng người Úc ở đất nước giàu có phải không bạn ? thế mà nhân dân VN có thói thấy" người sang bắt quàng làm họ" hay la` "Bụt nha `không Thiêng"," hàng ngoại tốt hơn hàng nội", chẳng thấy Đảng ta hay nha tài trợ nào quan tâm giúp đỡ cho các em "phi thường này
Ước Mơ của những "con chim cánh cụt"
Thưa quý bạn, ở trong nước có những cậu bé, cô bé sinh ra không có tay (như cháu Hồ Hữu Hạnh ở Định Quán, hay Vũ Minh Hùng ở Sài Gòn), không có chân như cháu Nguyễn Thị Bê ở Cần Thơ, hay không có cả tay lẫn chân như cháu Nguyễn Thị Linh Chi ở Thái Bình và hai chị em cháu Lâm Thị Xuân, Lâm Thị Tiên ở Rạch Giá mà quý vị độc giả vẫn thường gửi tiền về giúp đỡ. Tại sao các cháu lại bị khuyết tật như vậy? Không ai hiểu nổi.
Có người đổ cho ảnh hưởng của chiến tranh ngày trước còn sót lại, ví dụ chất độc khai quang dioxin chẳng hạn. Thế nhưng, trường hợp người thanh niên Nick Vujicic ở bên Úc (hiện nay đang sống tại Mỹ, lấy vợ là một cô gái rất đẹp người Mễ lai Nhật), sinh ra không có chân tay thì sao, bên Úc đâu có bị thuốc khai quang dioxin? Nói chung, không thể hiểu được. Bây giờ chúng ta xem xét trường hợp của hai cháu Hồ Hữu Hạnh và Vũ Minh Hùng, sinh ra không có hai cánh tay, sau đó nói tới chuyện cô Đặng Thị Thu Hiền, sinh viên Đại học Kiến Trúc Sài Gòn ngành Kỹ thuật Công nghiệp, vì tình thương đối với các cháu đó nên ròng rã suốt một năm trời, khi làm đồ án tốt nghiệp cô đã phát minh ra một chiếc xe, đạp bằng hai chân nhưng lái bằng lưng hết sức tài tình, dùng cho những người không có hai tay, và cô đã đậu thủ khoa với lời khen ngợi của Hội đồng giám khảo. Theo chúng tôi nghĩ, đó là một câu chuyện có hậu, xin mời quý bạn xem.
I. Cậu bé Hồ Hữu Hạnh ở Định Quán, Đồng Nai
Tại Ấp 2, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, hễ nhắc đến cậu bé Hồ Hữu Hạnh, không ai là không thương xót và cảm phục về cái tài “dùng chân thay cho hai tay” của cháu.
Hết nước mắt vì thương con
Trong cuộc tiếp xúc với chị Bùi Thị Hợp cách đây ít lâu, các phóng viên rất cảm động và bị cuốn hút theo câu chuyện của chị.
Chị kể, mang thai cháu Hạnh, chị có đi siêu âm cả thảy ba lần và cả ba lần đó bác sĩ đều kết luận là “thai nhi không bình thường” nhưng không giải thích không bình thường thế nào nên anh chị không hiểu gì cả. Anh chị cứ nghĩ chắc cái thai yếu hay thai nằm ngược chứ đâu có ngờ sự nghiệt ngã của số phận lại dành cho đứa con yêu quý của mình từ trong bụng mẹ. Gần một tháng sau khi sinh, chị Hợp vẫn không biết con mình không có hai tay, bởi vì chồng chị cũng như bà ngoại và mọi người đều giấu, không cho chị biết. Anh Thân kể rằng sau khi sanh, chị Hợp rất yếu, bệnh viện phải cho chị nằm cách ly với đứa con, nếu cho chị biết sợ ảnh hưởng đến tinh thần của chị. Cho đến một hôm, bà ngoại mắc chút công việc ra ngoài, đứa trẻ khóc, chị Hợp nghĩ là con tè dầm hay bậy ra tã nên cố gắng ngồi dậy, đến bên chiếc nôi thay tã cho con. Bỗng, chị giật mình, kinh hoảng, hét lên một tiếng rồi ngất lịm. Bà ngoại và cô y tá chạy vào, lay gọi mãi chị mới tỉnh lại. Chị như người mất hồn, không tin vào mắt mình và lúc này mới nhớ lại nét mặt trầm ngâm có vẻ khó nghĩ của vị bác sĩ và gương mặt biến sắc, gần như sắp khóc của anh Thân. Chị nhớ lúc đó chị đã khuyên can: “Thôi, không sao đâu anh. Bây giờ y học tiến bộ lắm, dù cái thai có nằm thế nào thì lúc sinh họ cũng tìm cách xoay lại được, bất quá phải mổ là cùng”. Vị bác sĩ im lặng không nói gì cả, hình như bà cố nén tiếng thở dài.
Những ngày sau, khi khám phá ra đứa con trai duy nhất của mình không có hai tay, chị Hợp luôn luôn im lặng, nước mắt không ngừng tuôn rơi. Chị khóc cho vợ chồng chị, khóc cho đứa con tội nghiệp. Chị bàn với anh đặt tên con là Hồ Hữu Hạnh mặc dầu anh tên Hồ Văn Thân, không lót chữ “Hữu”. Tại vì chị thấy cháu bất hạnh từ lúc lọt lòng, nên đặt ngược lại là “Hữu Hạnh” may ra có thay đổi được chút nào về số phận cháu chăng.
Chị Hợp kể tiếp: “Hồi cháu Hạnh tập bò và tập đi thấy tội nghiệp lắm. Những đứa trẻ khác lúc bò thì tỳ hai đầu gối và hai tay xuống đất, đằng này cháu không có tay nên không tỳ được, cứ nằm ngửa hay nằm úp sấp mà cựa quậy, cố đẩy hai chân để trườn mình lên giống như con sâu đo. Tập đi cũng vậy, trẻ con khác thì chống hai tay để lấy thăng bằng, cố gắng đứng dậy, hễ té thì đã có hai tay chống đỡ. Đằng này cháu không có tay nên không tự đứng lên được. Vất vả nhất là lúc tắm cho cháu, tôi cứ sợ tuột tay vì người cháu trơn trợt, không có điểm tựa. Trẻ con lúc bú thường giơ tay lên sờ mặt mẹ. Đằng này cháu không có tay, nằm im rơ trông rất tội nghiệp”. Chị Hợp nhắc đi nhắc lại những tiếng “trông rất tội nghiệp” khi kể về con.
Ước mơ của “chim cánh cụt”
Hạnh đến tuổi đi học, bố mẹ không cho con đi vì nghĩ không có tay thì lấy gì mà viết, học hành sao nổi. Nhưng chú bé ham muốn biết chữ nên thường lén bố mẹ tới đứng “học lỏm” ở phía ngoài cửa lớp mẫu giáo. Cô giáo để ý, thấy thương quá bèn dắt Hạnh về nhà, thuyết phục bố mẹ cho em đi học và chính cô sẽ dạy. Cuối năm, xong lớp của cô, lên lớp 1, nhà trường từ chối không nhận cậu bé. Hạnh không bỏ cuộc, cậu đi theo mẹ đến trường rồi nhờ cô giáo can thiệp với thầy hiệu trưởng, bấy giờ trường tiểu học Kim Đồng xã Gia Canh huyện Định Quán mới chịu nhận và ghi tên cậu bé khuyết tật vào danh sách học sinh trong trường, học chung với các học sinh lành lặn. Lạ lùng một điều là ngay năm học đầu tiên, Hạnh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi và viết chữ rất đẹp, còn hơn nhiều học sinh bình thường khác mặc dầu cháu viết bằng cách kẹp bút vào hai ngón chân.
Không hiểu sao tự nhiên bạn bè lại đặt cho Hạnh cái tên “chim cánh cụt” giống như trường hợp cháu Vũ Minh Hùng ở Sài Gòn, dù chẳng ai biết mặt Hùng, và Hạnh cũng thích cái tên đó nhưng cháu hãnh diện thêm vào hai chữ “biết bay”. “Chim canh cụt biết bay”, đó là nickname của Hạnh hiện nay.
Hạnh rất năng động. Cháu có thể tự mình làm mọi chuyện, từ những sinh hoạt cá nhân như đánh răng, rửa mặt, chải đầu, ăn uống v.v... cho tới các việc trong gia đình như nhặt rau, quét dọn nhà cửa, rửa bát chén v.v... Ngoài ra, hằng ngày Hạnh còn dạy cho em gái học và trông nom em cho bố mẹ đi làm.
Lên lớp 2, Hạnh bắt đầu tập đi xe đạp. Đối với người bình thường, tập xe đạp lần đầu còn té lên té xuống, hết sức khó khăn, đằng này Hạnh lại không có tay, phải cúi gập cổ để giữ ghi-đông xe thay cho tay, khó khăn gấp bội.
Ròng rã suốt một năm trời, không biết té hàng bao nhiêu lần, thân thể đầy những vết sẹo, Hạnh vẫn kiên trì luyện tập. Cuối cùng, cháu đã thành công và có thể đến trường bằng xe đạp. Thậm chí, khi đã thành thạo, cháu còn có thể chở em gái đi học được nữa và chưa lần nào làm em bị ngã.
Cũng như các bạn bè con nhà nghèo trong xóm, những ngày được nghỉ Hạnh cùng các bạn đi bắt cua, cá ngoài đồng trước sự ngỡ ngàng của dân làng. Hạnh nói: “Không có tay thì mình bắt bằng chân, lo gì”. Mà Hạnh bắt được cá chứ chẳng phải không. Thì ra, cậu mò bằng chân. Khi đụng được một con cá, cậu dùng chân trái ấn nó xuống bùn, dùng hai ngón của bàn chân phải kẹp chặt lấy nó, đưa lên miệng cắn trong hai hàm răng rồi cho vào giỏ. Vì phải kẹp bằng chân và cắn bằng miệng nên Hạnh chỉ bắt được cá nhỏ, không bắt được cá lớn.
Hạnh là cậu học trò chăm và ngoan, suốt mấy năm liền không khi nào nghỉ học, mặc dầu việc học của cậu có phần khó khăn, vất vả hơn các bạn khác. Cậu giỏi máy vi tính dù phải làm mọi việc bằng chân, do đó cậu ước mong sau này sẽ trở thành một chuyên viên tin học. Ước mơ đó có lẽ Hạnh sẽ thực hiện được.
II. Cậu bé Vũ Minh Hùng ở Quận II, Sài Gòn
Từ khi lọt lòng mẹ, cậu bé Vũ Minh Hùng đã không may mắn như nhiều đứa trẻ khác. Hùng không có tay nên đôi chân đã được cậu luyện tập để làm mọi việc, viết lách, chơi game v.v...
Anh Vũ Xuân Lý và chị Nguyễn Thị Đào vốn là người Bắc, sau 1975 vào Sài Gòn lập nghiệp và sinh cháu Hùng năm 2001. Trên cháu có một người chị, lớn hơn cháu 3 tuổi, dưới cháu còn một em gái kém cháu 5 tuổi, như vậy cháu Hùng là con trai duy nhất. Năm nay, cháu 12 tuổi, đang học lớp 6 trường Trung học Cơ sở (trường Cấp 2) Thạnh Mỹ Lợi, Quận II, Sài Gòn.
Anh Lý cho biết, năm 2001, khi Hùng sinh ra, anh lặng người vì cháu không có tay, mãi mười ngày sau anh mới dám cho vợ biết. Anh kể: “Vợ tôi khóc lên khóc xuống thấy tội nghiệp lắm”. Chị Hoa kể: “Mọi người khuyên vợ chồng tôi nên cho cháu vào trại nuôi người tàn tật, nhưng con mình sinh ra, dù xấu dù tốt thế nào mình cũng thương lắm, làm sao bỏ được. Vì vậy, vợ chồng tôi quyết định nuôi cháu và càng thương xót cháu hơn”.
Thiếu hai cánh tay nhưng Hùng vẫn phát triển bình thường như bao trẻ em khác. Theo thời gian, đôi chân Hùng ngày càng thuần thục. Rồi Hùng đến tuổi học mẫu giáo. Thấy có nhiều phụ huynh không muốn cho con mình chơi với Hùng, nên vợ chồng anh Lý cũng ngại, không muốn cho con đi học vì sợ con mặc cảm. Sau, do cháu hòa đồng với các bạn rất tự nhiên và các cô giáo cũng không phân biệt, có khi còn tỏ ra quan tâm tới cháu nhiều hơn khiến cháu rất vui, nên anh chị bèn cho cháu học tiếp.

Qua mẫu giáo, lên tiểu học, Hùng học rất giỏi dù phải viết bằng chân và cháu được các thầy cô giáo cũng như bạn bè hết sức quý mến. Suốt 5 năm liền, Hùng đạt danh hiệu học sinh giỏi, được phần thưởng và bằng khen “Học sinh giỏi, chăm và ngoan” của Phòng Giáo dục quận.
“Ở lớp, bạn bè thường gọi cháu là ‘chim cánh cụt’. Cháu thích cái tên đó lắm, bởi vì cháu thấy con chim cánh cụt cũng không có tay như cháu nhưng nó rất hiền và ngoan ngoãn”. Được hỏi sau này cháu muốn làm gì, Hùng cười: “Cháu thích tiếng Anh hơn tất cả mọi thứ trên đời, vì vậy cháu mong sau này sẽ trở thành một thông dịch viên thật giỏi để bù vào chỗ khiếm khuyết của mình”.
III. Cô sinh viên Đại học Kiến Trúc nhân hậu
Trong đồ án thi tốt nghiệp ngành Kiến trúc Thiết kế Kỹ thuật và Mỹ thuật của mình, cô Đặng Thị Thu Hiền, sinh viên năm cuối của trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn, đã sáng chế ra chiếc xe dành cho người khuyết tật có chân mà không có tay. Biết câu chuyện của hai cháu Vũ Minh Hùng và Hồ Hữu Hạnh, cô đặt tên cho chiếc xe này là “chim cánh cụt biết bay”, theo nickname của cháu Hồ Hữu Hạnh. Đồ án được chấm điểm ưu hạng với lời khen của ban giám khảo và cô đã đậu thủ khoa Đại học Kiến trúc niên khóa 2012-2013. Đây là một phát minh kỳ lạ, thế giới chưa ai chế tạo ra, cô có đăng ký xin cấp bằng phát minh nhưng đã tự ý chuyển giao quyền chế tạo cho Sở Lao Động Và Thương Binh-Xã Hội Sài Gòn để Sở giúp đỡ những người khuyết tật.
Người có tay mà không có chân thì ngồi trên xe lăn, điều khiển chiếc xe bằng tay, nhưng người có chân mà không có tay thì ngồi trên chiếc xe gì? Đạp xe bằng chân được nhưng lái xe bằng gì? Chẳng lẽ cũng lái bằng chân nữa hay sao, lái cách nào?
“Ròng rã suốt hơn một năm em tìm cách sáng chế. May mà em có anh bạn là kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, anh ấy bảo được, cứ phát minh đi rồi anh ấy sẽ thực hiện phần chế tạo giúp. Gần ba tháng trời em vẽ đồ án, anh ấy chế tạo, chúng em cứ lắp vào rồi lại tháo ra, sửa đổi, làm lại cho được vừa ý và tiện dụng. Bây giờ thì chiếc xe hoàn toàn thành công rồi, được điểm tối đa của Hội đồng giám khảo, gồm thầy hiệu trưởng, thầy trưởng khoa và các giáo sư trong trường, em sung sướng lắm”.
Chiếc xe có 3 bánh, ở chỗ hai bánh trước gắn bàn đạp, cũng có đầy đủ thắng xe, còi xe v.v... Đặc biệt là bộ phận lái nằm ở yên xe liên lạc với nệm dựa lưng. Cứ nghiêng lưng sang bên trái thì xe quẹo sang bên trái, nghiêng lưng qua phải xe quẹo sang phải và chạy ro ro một cách dễ dàng. “Xe lái bằng lưng vì người khuyết tật không có tay”, đó là điểm phát minh độc đáo ít ai nghĩ đến của cô sinh viên xinh đẹp Đặng Thị Thu Hiền.
Sau khi hoàn thiện chiếc xe, Hiền chở lên Định Quán để gặp cháu Hồ Hữu Hạnh, nhờ cháu chạy thử giúp và đặt tên chiếc xe là “chim cánh cụt biết bay”, theo nickname của Hạnh. Hạnh chạy xe vèo vèo, chỉ cần lắc vai qua phải, lắc vai qua trái là cậu bé có thể lượn chiếc xe sang phải sang trái ngon lành. Đối với Hạnh, đây quả thật là một giấc mơ.
Hôm trình đồ án trước Hội đồng giám khảo, Thu Hiền nhờ cháu Vũ Minh Hùng là cậu bé chưa từng biết đi xe đạp thực nghiệm giúp và cậu cũng lái vèo vèo. Sau phần chất vấn của ban giám khảo, đồ án của Thu Hiền được đánh giá rất cao, và thầy trưởng khoa phát biểu: “Đây là sự sáng tạo hết sức thực tế và sở dĩ Thu Hiền thành công như vậy là nhờ em có lòng nhân hậu, biết nghĩ tới người khuyết tật”.
Về phần Thu Hiền, thấy cháu Vũ Minh Hùng “mê” chiếc xe quá không rời ra được, sau khi ban giám khảo làm việc xong, cô bèn tặng luôn chiếc xe cho Hùng đồng thời tuyên bố sẽ chế tạo thêm một chiếc nữa để tặng cho cháu Hồ Hữu Hạnh ở Định Quán. Cháu Hùng hết sức phấn khởi và cảm tạ cô.
Đoàn Dự ghi chép
  • 20 người thích điều này.
  • Trịnh Ca Hôm trước mình vừa xem chương trình "Nhà sáng chế " trên VTV2 số chung kết. Có thấy 1 phát minh về xe dành cho người không có tay ntn, trùng hợp về ý tưởng dùng lực vai để điều khiển hướng đi, nhưng kiểu dáng khác, của 1 người khác. Điều vui là nếu nhà sáng chế kia và bạn Hiền hoàn toàn không biết nhau thì đó quả là những người rất có tâm và tấm lòng với người khuyết tật!
  • Nguyen Ngoc Linh Ngày nay đa số người ta làm việc thiện cốt để lấy chứ ít ai làm vì tấm lòng trắc ẩn của mình trước những mảnh đời bất hạnh .
  • Stephenson BP tôi.bắt đầu thích cô rồi đấy....cô có tư tưởng xay dựng thực tế? ko ăn theo
  • Khanh Pham Thuong em qua!!!